Khi nhập khẩu hàng hóa, nội dung liên quan đến điều kiện giao hàng có vai trò quyết định trực tiếp đến chi phí, trách nhiệm, rủi ro của hoạt động này. Vậy nên lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CIF?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu chung về nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CIF:
1.1. Nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CIF là gì?
FOB và CIF là những thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong Incoterms 2010, những điều kiện này được sử dụng để thể hiện được điều kiệnlựa chọn giao hàng sử dụng cho vận tải đường thủy nội bộ và đường biển, thông thường cả hai đều rất thông dụng và giữ vị trí nhất định trong hoạt động nhập khẩu.
– FOB là viết tắt của cụm từ Free On Board, có thể hiểu đơn giản là việc miễn trách nhiệm trên Boong tàu nơi đi. Một khi người bán đã chuyển giao hàng lên boong tàu cho người mua, đã vượt qua lan can tàu tại cửa xếp hàng, nếu phát sinh những rủi ro liên quan đến hàng hóa mua bán thì tại thời điểm này hàng hóa trên boong tàu đã chuyển giao sự quản lý, tự chịu trách nhiệm cho người mua. Hiện nay, có thể gọi là hợp đồng FOB, giá FOB,…
Lưu ý rằng: Trong hợp đồng ngoại thương cần thể hiện rõ các nội dung, trong đó: ghi rõ FOB + Cảng xếp hàng (hay vị trí chuyển rủi ro) + Incoterms 2010. Đây là cách để biết địa điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
– CIF (Cost, Insurance and Freight) là điều khoản thuộc nhóm C được ghi nhận trong Incoterms. Điều khoản này bao gồm giá trị hàng hóa, phí bảo hiểm và phí vận chuyển hàng hóa.
Khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa mà áp dụng điều khoản CIF trong giao hàng quốc tế thì người bán (seller) sẽ phải chịu trách nhiệm và chi trả các chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Những khoản chi phí này sẽ bao gồm cả phí thuê tàu và phí bảo hiểm hàng hóa cho đến khi hàng được dỡ tại cảng đến. Tuy nhiên, người mua (buyer) cũng có những nghĩa vụ nhất định trong việc chịu rủi ro từ khi hàng hóa được giao qua lan can tàu tại cảng xuất.
Lưu ý rằng: Giá CIF mà người mua (buyer) trả đã bao gồm cả phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế.
1.2. Lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CIF có gì khác nhau:
Tiêu chí | Nhập khẩu theo điều kiện FOB | Nhập khẩu theo điều kiện CIF
|
Điều kiện giao hàng | Tồn tại hàng hóa trên thực tế và tiến hành giao hàng lên tàu | Phải đảm bảo về tiền hàng, chi phí liên quan đến bảo hiểm và các khaonr phí khác như cước tàu |
Bảo hiểm hàng hóa | Khi lựa chọn điều kiện này thì người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng | Trong trường hợp này thì người bán là bên hoàn toàn chịu trách nhiệm phải mua bảo hiểm đường biển cho lô hàng. Những nội dung được ghi nhận trong các chứng từ, hợp đồng bảo hiểm sẽ được người bán gửi cho người mua sau đó. Hiện nay,các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về mức bảo hiểm |
Trách nhiệm thuê tàu hàng | Người mua tự chủ động trong việc tìm kiếm tàu vận chuyển, người bán không có trách nhiệm phải thuê tàu | Người bán là bên thực hiện hoạt động tìm tàu vận chuyển |
Lựa chọn nhập hàng | Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với quy mô lớn sẽ phù hợp đối với điều kiện này, và hơn nữa những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu cũng sẽ phù hợp hơn. Một khi lựa chọn hình thức này doanh nghiệp có thể kiểm soát được cước vận chuyển và các khoản liên quan đến chi phí chuyển hàng vì phải tự thực hiện việc tìm tàu vận chuyển hàng hóa. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Việc nắm bắt thông tin trong vận chuyển hàng hóa hỗ trơ lớn đến việc quản lý hàng hóa nếu có sự kiện phát sinh nên có thể nhận thấy việc doanh nghiệp vừa là người tự thuê và vừa sử dụng bên giao nhận chuyển hàng sẽ có chút thuận lợi | Doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm nhập hàng, hoặc thu mua khối lượng nhỏ thì nên lựa chọn CIF. Khi lự chọn điều kiện này thì doanh nghiệp nhập khẩu không phải bỏ ra thời gian để tìm tìm tàu và hãng bảo hiểm hàng, và mọi trách nhiệm bên cung cấp sẽ lo.
|
Nghĩa vụ bên bán | – Có trách nhiệm trong việc cung cấp hàng theo đúng hợp đồng bán hàng; – Đây cũng là bên đứng ra chịu mọi trách nhiệm chi phí, phát sinh những rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu như các chi phí về đóng gói, bao bì kiểm hàng. – Có trách nhiệm trong việc thông quan Xuất khẩu (thực hiện các hoạt động như cung cấp giấy phép XK, trả thuế và các lệ phí khác nếu có). – Nếu bên mua chỉ định thời gian giao hàng thì cũng cần thực hiện theo. Ngay khi gửi hàng xong, những chi tiết về lô hàng gửi phải được thông báo cho người mua biết để dùng vào mục đích bảo hiểm. – Hoàn tất nghĩa vụ là trả mọi chi phí bốc hàng lên tàu. – Tiến hành thực hiện hoạt động là cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã bốc lên tàu và những chứng từ khác nếu bên bán có yêu cầu. – Vấn đề liên quan đến chứng từ bắt buộc cũng phải thực hiện nghiêm túc, bao gồm: Hóa đơn thương mại, Biên lai sạch thông thường ( clean bill of lading ), giấy phép xuất khẩu(nếu có/được yêu cầu trong hợp đồng)
| – Hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc giao hàng đúng như quy đinh của hợp đồng; – Chịu trách nhiệm độc lập về mọi khoản chi phí, các rủi ro phải đối mặt với hoạt động này, cùng với đó là tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. Có trách nhiệm trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến. – Tuân thủ thỏa thuận về nội dung như giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ chi phí bốc hàng. – Có trách nhiệm trong việc ký HĐ vận tải và trả cước phí đến cảng đích quy định. – Thúc đẩy tiến hành thông quan XK ( lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có ). – Giao kết hợp đồng bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích quy định. – Đối với trường hợp hàng hóa đang được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ phải thực hiện ngay hoạt động là thông báo cho người biết về tiến trình này để người mua kịp thời chuẩn bị nhận hàng hóa theo thỏa thuận. – Có trách nhiệm hoàn tất việc cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa. – Chứng từ bắt buộc: Hoá đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy phép xuất khẩu(nếu có/được yêu cầu trong hợp đồng)
|
Nghĩa vụ bên mua | – Nghiêm chỉnh tuân thủ nghĩa vụ về trả tiền hàng. – Ký kết hợp đồng vận tải biển và trả tiền cước phí, tức là chỉ định người vận tải và có trách nhiệm kịp thời thông báo cho người bán trong thời gian hợp lí. – Là bên đứng ra chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu.
| – Hàng hóa cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bốc và dỡ hàng; – Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn) và tiếp nhận hàng theo từng chuyến giao hang hàng từ người vận tải ở cảng đích quy định, trong thời gian quy định.. – Thực hiện trách nhiệm là trả tiền dỡ hàng trong chừng mực tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải; – Trong quá trình giao hàng hóa nếu phát sinh rủi ro thì phải tự chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa ( trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng. – Hoàn tất các hoạt động về thông quan nhập khẩu, trả tiền thuế NK và các chi phí khác để hàng có được nhập. Hỗ trợ làm thủ tục hoặc chi trả khoản phí khác để hàng hóa được quá cảnh (nếu có). |
2. Nên lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CIF?
Với những nội dung đã phân tích trong bài viết thì việc doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện FOB hay là CIF phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau và xem xét liệu nhu cầu của doanh nghiệp mình phù hợp với việc lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện nào. Hiện nay, những điều kiện FOB hay là CIF vẫn có những ưu điểm nhất định trong quá trình hỗ trợ tiến hành việc nhập khẩu hàng hóa.
– Đối với các lợi ích đem lại khi lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện FOB thì doanh nghiệp có thể chủ động quyền quyết định thuê phương tiện vận tải bảo hiểm cho hàng hóa và các doanh nghiệp này có thể dễ dàng trong việc thương lượng giá cả vận tải liên quan đến phí bảo hiểm cũng như thời gian vận chuyển hàng hóa để đạt được giá ưu đãi hơn và tiết kiệm ở chi phí cho doanh nghiệp trong việc vận chuyển nhập khẩu.
Có thể nhận định việc nhập khẩu theo điều kiện FOB, doanh nghiệp được chủ động tối đa về quyền vận tải và có thể đưa ra lựa chọn phí vận chuyển, cũng như các thông tin về lịch tàu, chuyến tàu đã sắp xếp sao cho hàng hóa giao hợp đúng thời điểm tốt mua bán.
Việc có thể tham gia trực tiếp tìm kiếm bên vận tải vận chuyển hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp của công ty tránh tình trạng gặp phải những công ty lừa đảo hoặc đại lý hãng vận tải. Trên thực tế nếu tìm kiếm một đơn vị vận chuyển không đảm bảo sự uy tín thì rất có thể lịch trình của quá trình vận chuyển hàng hóa cũng dễ bị thay đổi liên tục.
– Khi doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện CIF thì có thể nhận thấy những ưu điểm vượt trội của điều kiện này đó là tránh khỏi được quá trình phức tạp của việc quản lý vận chuyển và bảo hiểm. Người bán hoàn toàn sẽ phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cả đích và mua bảo hiểm cho những hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến người mua. Điều này hạn chế rủi ro cho đối với người mua, bởi trên thực tế việc vận chuyển vẫn có tồn tại những rủi ro nhất định mà khi xảy ra những rủi ro thì thiệt hại cũng vô cùng lớn việc bên bán cam kết vận chuyển hàng hóa đảm bảo đúng chất lượng và mua bảo hiểm cho hàng hóa cũng là một trong những ưu thế vượt trội của điều kiện này.
Bên cạnh đó, CIF cũng giúp cho người mua tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa.
CIF đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận một số giới hạn và chi phí diễn ra cao hơn đối với FOB.
Như vậy, việc lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện FOB hay CIF thì cần phải cân nhắc nhiều các yếu tố như quyền kiểm soát, trách nhiệm rủi ro, chi phí, thời gian quản lý để doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với điều kiện và nhu cầu sử dụng của mình.
Thực trạng ở Việt Nam các doanh nghiệp thông thường lựa chọn điều kiện CIF khi nhập khẩu hàng hóa bởi vì những ưu thế mà điều kiện này đem lại tránh được những rủi ro như giá cước vận chuyển tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp… Sở dĩ, thời gian trước đây doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa nên phải ưu tiên lựa chọn điều kiện này nhưng những năm gần đây doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển sang nhập FOB nhiều hơn bởi vì có những kinh nghiệm nhiều hơn trong quá trình quản lý quá trình vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.