Hộ chiếu gắn chíp điện tử là một loại hộ chiếu có gắn các thiết bị điện tử có khả năng lưu giữ thông tin đã được mã hóa của người mang hộ chiếu và bao gồm chữ ký của người có thẩm quyền cấp hộ chiếu. Vậy nên làm hộ chiếu gắn chíp điện tử hay hộ chiếu không gắn chíp điện tử?
Mục lục bài viết
1. Nên làm hộ chiếu gắn chip hay hộ chiếu không gắn chip?
Hộ chiếu gắn chíp điện tử là loại hộ chiếu có gắn các thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của cá nhân người mang hộ chiếu và chữ ký của người có thẩm quyền cấp hộ chiếu. Ngoài ra, chíp điện tử gắn trên hộ chiếu còn lưu trữ những đặc điểm liên quan tới sinh trắc học, ảnh cá nhân và thông tin cá nhân … của công dân sở hữu hộ chiếu đó. Để trả lời cho câu hỏi nên làm hộ chiếu gắn chíp hay hộ chiếu không gắn chíp, cần phải tìm hiểu sự khác biệt và yêu điểm giữa hai loại hộ chiếu này. Theo đó, có thể so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hộ chiếu gắn chíp và hộ chiếu không gắn chíp như sau:
Về điểm giống nhau, hộ chiếu gắn chíp và hộ chiếu không gắn chíp đều có giá trị pháp lý tương đương nhau. Hai loại hộ chiếu này đều có hình thức tương đồng với nhau về màu sắc, kích thước và số trang của hộ chiếu. Đồng thời, hộ chiếu gắn chíp và hộ chiếu không gắn chíp đều được sử dụng công nghệ in ấn vô cùng hiện đại, thời gian làm hộ chiếu và thời hạn của hộ chiếu đó cũng sẽ tương đương nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh một số điểm giống nhau theo như phân tích nêu trên, hộ chiếu gắn chíp và hộ chiếu không gắn chíp vẫn tồn tại một số điểm khác biệt. Có thể kể đến sự khác biệt của hộ chiếu có gắn chíp điện tử như sau:
+ Ở bên ngoài bìa của hộ chiếu có gắn chíp điện tử sẽ có biểu tượng của chíp điện tử đó. Mở ra bên trong thì hộ chiếu có gắn chíp điện tử cũng có sự khác biệt với hộ chiếu không gắn chíp điện tử, khác biệt nổi bật nhất đó là có hình chíp điện tử ở ngay phía trên quyển sổ hộ chiếu;
+ Hộ chiếu gắn chíp điện tử có khả năng lưu giữ thông tin liên quan tới nhân thân và sinh trắc học của người sở hữu quyển hộ chiếu;
+ Hộ chiếu có gắn chíp điện tử thông thường sẽ có thời gian sử dụng là 10 năm;
+ Hộ chiếu có gắn chíp điện tử sẽ có tính bảo mật cao hơn, thông tin không dễ dàng bị đánh cắp.
Theo đó thì có thể nói, có thể kể đến một số lợi ích cơ bản của hộ chiếu có gắn chíp điện tử như sau:
Thứ nhất, hộ chiếu có gắn chíp điện tử được xem là một trong những điều kiện tiên quyết và có vai trò vô cùng quan trọng để có thể tự động hóa các công tác kiểm soát và kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại các khu vực cửa khẩu. Vì có thể lưu trữ được rất nhiều thông tin cá nhân cùng với công nghệ nhận dạng sinh trắc học vô cùng đặc biệt bao gồm vân tay, khuôn mặt, thông tin về cá nhân khác khiến cho quá trình kiểm soát thủ tục suất nhập cảnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại khu vực cửa khẩu trở nên vô cùng nhanh chóng, có thể dễ dàng xác định được thông tin cá nhân của hành khách trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính mà không tốn nhiều thời gian.
Thứ hai, người được cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử sẽ được phía nước ngoài ưu tiên hơn trong quá trình xét duyệt thị thực để có thể nhập cảnh. Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những nước hiếm hoi có chương trình miễn thị thực nhập cảnh cho 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam với điều kiện người nước ngoài bắt buộc phải có hộ chiếu gắn chíp điện tử.
Thứ ba, hộ chiếu có gắn chíp điện tử có khả năng bảo mật thông tin vô cùng cao, hầu như ở mức tuyệt đối vì tất cả các thông tin cá nhân được lưu trữ trong chíp điện tử rất khó lấy và rất khó để có thể đánh cắp, giảm thiểu tối đa tình trạng phạm tội liên quan tới thông tin cá nhân của người sở hữu hộ chiếu. Đồng thời, việc phát hành hộ chiếu gắn chíp điện tử không chỉ giúp cho quá trình thực hiện thủ tục suất nhập cảnh của người dân trở nên dễ dàng thuận lợi hơn mà còn tạo ra một bước đột phá cho sự phát triển hội nhập kinh tế công nghệ của Việt Nam với các quốc gia trên toàn thế giới, từ đó nâng cao vị thế của hộ chiếu Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo đó, pháp luật hiện nay không bắt buộc công dân phải làm hộ chiếu gắn chíp hay hộ chiếu không gắn chíp điện tử, hộ chiếu gắn chíp và hộ chiếu không gắn chíp được sử dụng tồn tại song hành và có giá trị pháp lý tương đương nhau. Việc làm hộ chiếu gắn chíp hay hộ chiếu không gắn chíp hoàn toàn phụ thuộc vào nguyện vọng của từng cá nhân bất kỳ, nếu bạn đang sử dụng hộ chiếu không gắn chíp thì bạn hoàn toàn vẫn có thể sử dụng quyển hộ chiếu đó cho đến khi hộ chiếu của bạn hết thời hạn sử dụng.
Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc sở hữu một quyển sổ hộ chiếu nói chung và quyền sổ hộ chiếu gắn chíp nói riêng có lẽ sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích và chuyến đi của bạn có thể sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, lời khuyên cho bạn, nếu có thể thì hãy làm cho mình một quyển hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
2. Có bắt buộc phải đổi từ hộ chiếu không gắn chip sang hộ chiếu gắn chip không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2023 có quy định về các thành phần giấy tờ liên quan đến thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước cho công dân Việt Nam. Bao gồm:
– Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với các cá nhân đã được cấp hộ chiếu. Nếu hộ chiếu còn giá trị sử dụng đó bị mất thì bắt buộc phải kèm theo đơn báo mất hộ chiếu hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc mất hộ chiếu;
– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với những công dân được xác định là người chưa đủ 18 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân, trong trường hợp không có bản sao giấy khai sinh/không có trích lục giấy khai sinh thì bắt buộc phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính để các cán bộ kiểm tra và đối chiếu;
– Bản sao các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp có giá trị chứng minh người đại diện hợp pháp của người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật dân sự, những đối tượng được xác định là người chưa đủ 14 tuổi, trong trường hợp không có bản sao thì cần phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính để các cán bộ kiểm tra đối chiếu.
Theo điều luật phân tích nêu trên, người sử dụng hộ hoàn toàn có thể nộp lại hộ chiếu còn giá trị sử dụng đó để xin thực hiện thủ tục cấp đổi từ hộ chiếu không gắn chip sang hộ chiếu gắn chip. Tuy nhiên, đây không phải là một trong những thủ tục bắt buộc.
3. Những trường hợp nào sẽ không cần phải đóng tiền cấp hộ chiếu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định về các trường hợp được miễn phí và lệ phí trong quá trình cấp hộ chiếu. Theo đó, miễn phí cấp hộ chiếu đối với những trường hợp sau:
– Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước sở tại, tuy nhiên người Việt Nam đó không có hộ chiếu;
– Người Việt Nam ở nước ngoài bắt buộc phải về nước theo các điều ước quốc tế hoặc theo thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân, tuy nhiên công dân đó không có hộ chiếu;
– Những trường hợp xuất phát vì lý do nhân đạo.
Theo đó thì có thể nói, nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ không cần phải đóng tiền cấp hộ chiếu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;
– Thông tư 31/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan;
– Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH năm 2023 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: