Khi đăng ký tham gia đóng bảo hiểm y tế, người dân có thể đăng kí lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu. Dưới đây là một số cơ sở bệnh viện người dân nên đăng ký bảo hiểm:
Mục lục bài viết
1. Các chế độ được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm y tế:
Hiện nay, khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân sẽ được quỹ bảo hiểm chi trả cụ thể các chi phí như sau:
– Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.
– Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh áp dụng với những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mà khi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
+ Chuyển từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh.
+ Chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
– Chi trả chi phí các loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng.
Danh mục các loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế sẽ do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành.
Theo đó, người dân sẽ được hưởng mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
– Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:
+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.
+ Đối tượng là Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ.
Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân.
Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
– Người thuộc hộ gia đình nghèo.
– Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
– Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
– Thân nhân của người có công với cách mạng mà người đó là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
– Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
– Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
– Hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh :
+ Người thuộc đối tượng đang được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
+ Thân nhân khác của người có công với cách mạng trừ các đối tượng được hưởng 100% đã nêu ở trên.
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
– Hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh: đối với các đối tượng còn lại.
(theo quy định tại Khoản 15 Điều 1
2. Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào uy tín và tốt nhất?
Khi tham gia đóng bảo hiểm y tế, người dân thường sẽ rất quan tâm đến việc nơi đóng bảo hiểm y tế tốt nhất. Dưới đây là một số bệnh viện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người dân có thể tham khảo:
* Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh:
– Các cơ sở khám chữa bệnh công lập tuyến Trung ương:
+ Bệnh viện Thống Nhất.
+ Bệnh viện 30-4.
+ Bệnh viện 175.
– Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh:
+ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
+ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn.
+ Bệnh viện Nhân Dân 115.
+ Bệnh viện Nguyễn Trãi.
+ Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện.
+ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
+ Bệnh viện Trưng Vương.
+ Bệnh viện An Bình.
+ Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh Nghề Nghiệp.
+ Viện Y dược học dân tộc.
+ Bệnh viện 7A.
+ Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, bệnh viện Nhi đồng.
– Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ngang với tuyến tỉnh:
+ Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
+ Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn.
+ Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức – Chi nhánh III.
+ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park.
– Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ngang với tuyến huyện:
* Tại khu vực thành phố Hà Nội:
– Quận Hoàng Mai:
+ Viện Y học cổ truyền Quân đội: địa chỉ tại 442 Kim Giang – Hoàng Mai.
+ Bệnh viện Bưu Điện (Bộ Bưu Chính viễn thông): địa chỉ phố Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai.
– Quận Đống Đa:
+ Bệnh viện Châm cứu Trung ương: địa chỉ 49 Thái Thịnh – Đống Đa.
+ Bệnh viện đa khoa Đống Đa: địa chỉ tại 192 Nguyễn Lương Bằng – Đống Đa.
+ Cơ sở 2 Bệnh viện đa khoa nông nghiệp: địa chỉ tại 16 Ngõ 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa.
+ Bệnh viện Lão khoa Trung ương: địa chỉ tại 1a Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
+ Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương: địa chỉ tại 1194 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
– Quận Ba Đình:
+ Bệnh viện Quân Y 354: địa chỉ 120 Đốc Ngữ – Ba Đình.
+ Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai (cơ sở 1): địa chỉ 17 -34 Hòe Nhai, Ba Đình.
+ Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai (cơ sở 2): địa chỉ số 34 ngõ 53 Tân ấp, Phúc Xá.
+ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn: địa chỉ số 12 Chu Văn An, Ba Đình.
– Quận Cầu Giấy:
+ Bệnh viện E: địa chỉ 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
+ Bệnh viện 198: địa chỉ phố Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy.
+ Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội: địa chỉ tại số 6-8 Phạm Hùng, Mai Dịch.
– Quận Hai Bà Trưng:
+ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng.
+ Bệnh viện Hữu Nghị: địa chỉ số 01 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng.
+ Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: địa chỉ số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng.
+ Bệnh viện Thanh Nhàn: địa chỉ số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng.
+ Bệnh viện Dệt May: địa chỉ số 454 Minh Khai, Hai Bà Trưng.
+ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec: địa chỉ 458 Minh Khai – Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng.
– Quận Hoàn Kiếm:
+ Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba: địa chỉ số 37 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm.
+ Bệnh viện K cơ sở 1: địa chỉ 9A-9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm.
– Quận Thanh Xuân:
+ Viện Y học Phòng không – không quân: địa chỉ 225 Trường Chinh, Thanh Xuân.
+ Bệnh viện Xây dựng: địa chỉ Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân.
+ Bệnh viện Than – Khoáng sản: địa chỉ số 1 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân.
+ Bệnh viện YHCT Bộ Công An: địa chỉ Đường Lương Thế Vinh.
– Quận Long Biên:
+ Bệnh viện đa khoa Đức Giang: địa chỉ tại Đức Giang, Long Biên.
+ Trung tâm Y tế Hàng không: địa chỉ tại sân bay Gia Lâm.
– Quận Tây Hồ:
+ Bệnh viện Tim Hà Nội (cơ sở 2): địa chỉ ngõ 603 Lạc Long Quân.
+ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc: địa chỉ số 286 Thụy Khuê, phường Bưởi.
– Quận Hà Đông:
+ Bệnh viện 103: địa chỉ 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
+ Bệnh viện đa khoa Hà Đông: địa chỉ Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông.
+ Bệnh viện YHCT Hà Đông: địa chỉ số 99 Nguyễn Viết Xuân.
+ Bệnh viện Tuệ Tĩnh: địa chỉ số 2 Trần Phú.
– Quận Bắc Từ Liêm:
+ Bệnh viện Nam Thăng Long: địa chỉ tại Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Từ Liêm.
+ Bệnh viện Thể thao Việt Nam: địa chỉ tại Tân Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm.
– Thị xã Sơn Tây:
+ Bệnh viện 105: địa chỉ tại phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây.
+ Bệnh viện đa khoa Sơn Tây: địa chỉ số 234 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây.
– Huyện Đông Anh:
+ Bệnh viện đa khoa Đông Anh: địa chỉ tại Đông Anh, huyện Đông Anh.
+ Bệnh viện Bắc Thăng Long: địa chỉ tại thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh.
+ Phòng khám đa khoa cơ sở 2 bệnh viện Nam Thăng Long: địa chỉ xã Hải Bối.
+ Bệnh viện Nhiệt đới TW- CS 2: địa chỉ tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
– Huyện Sóc Sơn:
Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn: địa chỉ tại Miếu Thờ, Tiên Dược, Sóc Sơn.
– Huyện Thanh Trì:
+ Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp: địa chỉ tại xã Ngọc Hồi – Thanh Trì.
+ Bệnh viện đa khoa Thanh Trì: địa chỉ tại thị trấn Văn Điển.
– Huyện Ứng Hòa:
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: địa chỉ thị trấn Vân Đình, ứng Hoà.
3. Tham gia bảo hiểm y tế theo những hình thức nào?
Hiện nay, theo pháp luật của Việt Nam về bảo hiểm y tế, người dân tham gia bảo hiểm y tế qua hình thức sau:
– Bảo hiểm y tế bắt buộc: đây là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở bắt buộc của người tham gia đóng tại các cơ sở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.
– Bảo hiểm y tế tự nguyện: đây là hình thức tham gia trên cơ sở tự nguyện, người dân tự mua bảo hiểm y tế.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: