Khái quát về đương sự trong tố tụng dân sự? Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự? Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
Đương sự là một trong những chủ thể không thể thiếu trong quá trình
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về đương sự trong tố tụng dân sự?
Trong cuốn “Black’s Law Dictionary”, đương sự được định nghĩa là “người đưa ra hoặc chống lại người đưa ra việc kiện” hay trong cuốn Từ điển Luật học giải thích rằng: “đương sự là người có quyền, nghĩa vụ được giải quyết trong một khiếu nại hoặc một vụ án”.
Dưới góc độ pháp lý, Bộ luật tố tụng dân sự quy định về đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự, theo đó:
– Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Dưới góc độ khoa học, đương sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, tổ chức, cơ quan hoặc các chủ thể khác có quyền, lợi ích tranh chấp hoặc cần phải xác định tham gia vào quá trình
Đương sự trong tố tụng dân sự là người tham gia tố tụng dân sự. Do vậy, đương sự có đầy đủ đặc điểm của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, mục đích đương sự tham gia tố tụng là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, những người tham gia tố tụng khác tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc để hỗ trợ cho hoạt động tố tụng. Vì vậy, đương sự có những đặc điểm riêng sau:
– Đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có quyền, lợi ích tranh chấp, bị xâm phạm hoặc cần được xác định trong vụ việc dân sự.
– Đương sự là chủ thể được tòa án chấp nhận tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Đương sự là chủ thể có quyền tự định đoạt, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.
Theo lý luận Mác- Lê nin về Nhà nước và pháp luật thì hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đương sự là một loại chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng, vì vậy, để tham gia vào quá trình này, thì đương sự phải có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự.
2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự?
Theo giải thích tại Khoản 1, Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự, năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định.
Giữa năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, năng lực pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình,…là cơ sở của năng lực pháp luật tố tụng dân sự, hay nói cách khác thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự là biểu hiện quyền năng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án.
Nội dung của năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự mà đương sự có được theo quy định của pháp luật. Đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là các chủ thể có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Vì vậy, để giải quyết vụ án được đúng đắn và khách quan, pháp luật tố tụng dân sự quy định: “Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” (khoản 1, Điều 69).
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân là khả năng pháp luật quy định cho cá nhân có các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự, do đó năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cá nhân. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Như vậy, năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân chính là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản,…mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật tố tụng dân sự.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tồn tại. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức và năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân với tư cách là đương sự là như nhau, bình đẳng với nhau trong việc hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ tố tụng dân sự.
3. Năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
Khái niệm về năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự được giải thích tại Khoản 2, Điều 69, Bộ luật tố tụng dân sự như sau: Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự khác với năng lực pháp luật tố tụng dân sự, nếu như năng lực pháp luật tố tụng dân sự của các đương sự là bình đẳng ngang nhau, thì năng lực hành vi tố tụng dân sự là yếu tố luôn có sự biện động và được xác định ở các mức độ khác nhau.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự có mối liên hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại,…trong đó thông thường một chủ thể chỉ được xác định là có năng lực hành vi tố tụng dân sự nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự, hôn nhân gia đình,…
Đối với cá nhân, năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định dựa trên cơ sở khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của cá nhân đó và trên cơ sở tính chất, yêu cầu của việc tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.
Quá trình giải quyết vụ án dân sự là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều thủ tục, nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, trong đó đương sự có thể tham gia ở tất các giai đoạn khác như của quá trình đó để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Vì vậy, muốn bảo vệ được quyền và lợi ích của mình trước Tòa án, thì đương sự phải có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình như việc tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung, đồng thời đương sự phải có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng và ít nhiều phải có kinh nghiệm nhất định.
Việc xác định năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân được suy đoán qua độ tuổi, mà theo đó, đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. (Khoản 3, Điêu 69). Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự; Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi; thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Còn đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên, việc xác định năng lực hành vi tố tụng dân sự còn phụ thuộc vào quan hệ pháp luật mà đương sự đã tham gia, chẳng hạn, đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo
Khác với năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân, năng lực hành vi tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức không được nhắc đến như một điều quá quá quan trọng, bởi năng lực hành vi tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức không đặc trưng, hoạt động của cơ quan, tổ chức được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức cùng phát sinh và chấm dứt cùng một thời điểm.