Năng lực kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Công ty mẹ kê khai năng lực của chi nhánh để đủ điều kiện tham gia đấu thầu có được không?
Năng lực kinh nghiệm của nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Công ty mẹ kê khai năng lực của chi nhánh để đủ điều kiện tham gia đấu thầu có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Tôi muốn hỏi trường hợp về Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề Bảo quản, tu bổ di tích khi tham gia đấu thầu cụ thể như sau: Công ty cổ phần A có chi nhánh B là chi nhánh hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp (theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh), hạch toán phụ thuộc. Khi tham dự gói thầu, Công ty A là đơn vị đứng tên dự thầu và ký tên, đóng dấu toàn bộ hồ sơ dự thầu. Nhưng Công ty A không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ di tích mà Chi nhành B lại có giấy chứng nhận này. Khi tham gia đấu thầu Công ty A sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề này của chi nhánh B.
Vậy xin hỏi Luật sư: Hồ sơ dự thầu như vậy có hợp lệ không? Rất mong sự giải đáp của Luật sư sớm nhất! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ theo Điều 84
“Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân…”
Như vậy, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
Việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhà thầu nhằm chứng minh khả năng của nhà thầu có đủ điều kiện để thực hiện gói thầu hay không. Nhà thầu chỉ được sử dụng năng lực, kinh nghiệm của chính mình để kê khai bao gồm cả năng lực của thành viên (công ty con, chi nhánh,..) nếu được huy động để thực hiện gói thầu khi trúng thầu.
>>> Luật sư
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ và phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá (trong đó có tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực), các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, đồng thời căn cứ vào hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp cũng như các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu theo phương pháp và trình tự đánh giá lần lượt được quy định tại các Điều 29, Điều 35 Luật Đấu thầu 2013; không được phép thay đổi, bổ sung tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực sau thời điểm đóng thầu.
Công ty cổ phần A có chi nhánh B là chi nhánh hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp (theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh), hạch toán phụ thuộc. Khi tham dự gói thầu, Công ty A là đơn vị đứng tên dự thầu và ký tên, đóng dấu toàn bộ hồ sơ dự thầu. Nhưng Công ty A không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ di tích mà Chi nhành B lại có giấy chứng nhận này. Khi tham gia đấu thầu Công ty A sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề này của chi nhánh B là hoàn toàn hợp lệ.