Hiện nay, quá trình trao đổi mua bán hàng hóa ngày càng càng diễn ra sôi động với rất nhiều đối tượng khác nhau, nhưng theo quy định của pháp luật thì một người như thế nào thì mới có các quyền của một công dân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vậy năng lực hành vi dân sự là gì? Các mức độ năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Năng lực hành vi dân sự là gì?
Theo quy định của tại Điều 19 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là các khả năng của một người nhằm xác lập các quan hệ dân sự, các giao dịch dân sự nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua các hành vi của mình đối với người khác nhằm chuyển dịch các quyền sở hữu, chiếm hữu một cách hợp pháp.
Trừ trường hợp một người không có đủ năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người đó bị khó khăn về nhận thức mà không điều khiển được các hành vi của mình gây ra thì pháp luật dân sự đã quy định mọi người khi đủ 18 tuổi trở lên đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm với các hành vi do mình xác lập thực hiện.
2. Các mức độ năng lực hành vi dân sự:
Các quy định của pháp luật hiện nay khi phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân sẽ dựa vào khả năng nhận thức của cá nhân đó, khả năng điều khiển hành vi của cá nhân và các hậu quả của các hành vi đó về cơ bản dựa trên yếu tố độ tuổi, ngoài ra, trong một số trường hợp là dựa vào những yếu tố khác của mỗi cá nhân, năng lực hành vi dân sự của cá nhân được chia thành các mức độ khác nhau giữa các cá nhân khác nhau cụ thể như sau:
Mức độ thứ nhất là những người không có năng lực hành vi dân sự.
Pháp luật đã quy định rất rõ là người chưa thành niên là những người có độ tuổi dưới 18 và hiện nay các giao dịch dân sự nhất là người không có năng lực hành vi dân sự đối với người chưa đủ sáu tuổi đều do người đại diện xác lập thay người chưa thành niên thực hiện và chịu trách nhiệm trách pháp luật khi có thiệt hại do người chưa thành niên gây ra.
Mức độ thứ hai là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
Những người từ đủ từ mười tám tuổi trở lên đều là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nếu không thuộc các trường hợp của pháp luật quy định khi có quyết định của
Mức độ thứ ba là những người có năng lực hành vi dân sự một phần
Những người thuộc độ tuổi từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi đã bắt đầu có một phần năng lực hành vi dân sự. Những người này đã có thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trong một số trường hợp như việc mua các đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày vở viết, đồ ăn vặt không có giá trị lớn như kẹo bánh, sách vở, bút viết và những giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì những người này có thể tự mình xác lập, thực hiện bằng hành vi của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp còn lại, họ chưa được quyền tự mình tham gia. Về cơ bản, hầu hết các giao dịch dân sự của những người này đều phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Mức độ thứ tư là những người mất năng lực hành vi dân sự
Sau khi một người có các dấu hiệu rối loạn về nhận thức và không thể điều khiển các hành vi của mình gây ra có thể ảnh hưởng đến các hành vi, suy nghĩ của cá nhân này có thể gây ra các thiệt hại lớn về tài sản, sức khỏe, tính mạng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, phát triển kinh tế thì theo yêu cầu của người đại diện hoặc những người có quyền và lợi ích liên quan thì sau khi có kết luận của cơ quan giám định pháp y tâm thần mà trên cơ sở đó thì tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi người này bị tòa án tuyên là người đó bị mất năng lực hành vi dân sự thì họ không thể xác lập thực hiện các giao dịch dân sự của mình phải thông qua người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật thực hiện thay.
Nếu những người này đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì có thể yêu cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định trước đó đã tuyên là người đó bị mất năng lực hành vi dân sự khi không còn căn cứ nào nữa để tuyên người đó bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Mức độ thứ năm là những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Thông thường những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng họ tự hạn chế năng lực hành vi dân sự của mình như là do họ nghiện ma túy đá, thuốc lắc, heroin, nghiện các chất kích thích như rượu, bia…dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sau khi có đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự của những người có quyền và lợi ích có liên quan, người đại diện hợp pháp của họ đối với những người nghiện các chất ma túy, các chất kích thích không thể làm chủ và điều khiển được hành vi của mình dẫn đến việc gây ra các thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác do những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gây ra.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ tự hạn chế năng lực hành vi dân sự của mình mà họ không bị mất hết năng lực hành vi dân sự nên họ vẫn có thể tự mình tham gia được một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ như mua quần áo, mua đồ ăn…
Đa số các giao dịch dân sự do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập có liên quan đến các tài sản, bất động sản phải thông qua người đại diện theo pháp luật người đó xác lập đồng ý thực hiện trừ các trường hợp mà pháp luật cho phép họ tự thực hiện giao dịch.
Khi những người này đã khôi phục được năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể yêu cầu tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định trước đó đã tuyên là người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu không còn căn cứ nào nữa để tuyên người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Mức độ thứ sáu là những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Thông thường những người đã thành niên do tình trạng thể chất như là những người cao tuổi hoặc về mặt tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức và điều khiển để làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức trầm trọng như bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự ví dụ như những người bị mắc rối loạn tâm thần nhẹ, bệnh đao, bệnh tơcnơ…thì sau khi những người đại điện hợp pháp hoặc những người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu đưa những người này đi giám định pháp y tâm thần đưa ra tòa án để ra quyết định tuyên bố những người này là người có khó khăn trong nhận thức không, làm chủ được hành vi và xác định, chỉ định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để xác lập các giao dịch dân sự có liên quan đến những người này.
Những người sau khi bị tòa án tuyên bố họ là những người có khó khăn về nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì theo yêu cầu của chính họ hoặc những người có liên quan có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật.
Việc pháp luật quy định về năng lực hành vi dân sự sẽ giúp những cơ quan, tổ chức, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của những người mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm trước những hành vi của họ gây ra. Vì vậy, sẽ tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi cho các cá nhân có liên quan đến những người bị mất hoặc hạn chế năng lưcụ hành vi dân sự nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên có liên quan.
3. Quy định về năng lực hành vi dân sự:
Điều 17 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự được Bộ luật dân sự quy định cụ thể như sau:
Những người không có năng lực hành vi dân sự.
Điều 21 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
” Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Những người có năng lực hành vi chưa đầy đủ: Là những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi ( Điều 20 BLDS), cụ thể:
“- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
– Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Là những người từ đủ 18 tuổi trở lên ( Trừ các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự – Điều 22 BLDS và các trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Điều 23 BLDS)
Những người mất năng lực hành vi dân sự ( Điều 22 BLDS)
– Những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà Toà án đã ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Tuy nhiên, khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
– Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Những người hạn chế năng lực hành vi dân sự ( Điều 23 BLDS).
– Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.
– Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
– Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. Có được kết hôn với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Căn cứ vào khoản 1 điều 23 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- – Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình;
- – Có quyết định của tòa án tuyên bố là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khi bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì mọi hoạt động của người đó sẽ bị hạn chế. Những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Kết hôn là quyền của mội con người dựa trên sự tự nguyện của họ. Vậy đặt ra câu hỏi những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được kết hôn.
Căn cứ vào khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện kết hôn giữa nam và nữ phải tuân thủ các điều kiện sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Như thế, trong quy định về điều kiện kết hôn thì không có điều kiện nào cấm người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn chỉ có quy định cấm kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có quyền kết hôn.
5. Hưởng thừa kế khi có người thừa kế bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có 2 người là Mẹ tôi và tôi. Ba mẹ tôi đã ly dị. Ông ngoại đã mất, bà vẫn còn nhưng đã bị bệnh không còn ý thức. Mẹ tôi vừa mất nhưng không để lại di chúc. khi làm giấy tờ thừa hưởng tài sản thì theo luật người được thừa hưởng là tôi và bà. Nhưng tôi không thể đi lãnh những phần thừa kế đó được vì người ta yêu cầu giấy xác nhận tôi là người thừa kế duy nhất (Mà bà bị bệnh nên không thể làm giấy từ bỏ quyền thừa hưởng). Như vậy tôi phải làm sao? Như vậy nếu tôi cứ để phần tài sản đó đợi tới khi Bà mất thì tôi sẽ tự động thành người thừa hưởng duy nhất phải không? Con của Bà (Anh em của mẹ tôi) có liên quan gì tới quyền thừa kế không sau khi bà mất?
Luật sư tư vấn:
Vì mẹ bạn mất trước năm 2017 nên sẽ áp dụng “Bộ luật dân sự 2015” (hết hiệu lực ngày 01/01/2017).
Căn cứ Điều 675 “Bộ luật dân sự 2015” quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.iểm a khoản 1 Điều 675 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng để giải quyết việc phân chia di sản thừa kế. Để là người thừa kế duy nhất thì bà của bạn cần phải làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế theo Điều 642 “Bộ luật dân sự 2015” quy định như sau:
“Điều 642. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”
Tuy nhiên, theo bạn trình bày, bà bạn bị bệnh dẫn đến không có khả năng nhận thức hoặc có khó khăn trong nhận thức. Do vậy, bà bạn sẽ không thể làm thủ tục từ chối nhận di sản được, kể cả trong trường hợp bà của bạn có người giám hộ theo Điều 62 “Bộ luật dân sự 2015” quy định người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau:
“1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Điều 67. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Điều 69. Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.”
Như vậy, nếu bà bạn có người giám hộ – con của bà bạn thì người giám hộ chỉ có quyền quản lý tài sản cho bà của bạn chứ không có quyền thay mặt bà bạn làm thủ tục từ chối nhận di sản.