Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là gì? Chủ thể và khách thể trong quan hệ pháp luật hành chính? Năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính?
Theo quy định của pháp luật quy định về quan hệ pháp luật hành chính thì mối quan hệ này được phát sinh trong quá trình của quản lý hành chính nhà nước của cơ quan có thẩm quyền và gắn với những hoạt động điều hành, chấp hành của nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như hiện nay. Theo đó, hầu như đa số công dân chưa hiểu được hết về việc xác định được quan hệ pháp luật hành chính áp dụng trong các tình huống thực tế, chính vì vậy, dưới đây là bài viết tham khảo một số nội dung quan hệ pháp luật hành chính.
Luật sư
1. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là gì?
Năng lực chủ thể nói chung là khả năng pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó bao gồm hai yếu tố là năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức.
Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại.
Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.
2. Chủ thể và khách thể trong quan hệ pháp luật hành chính
– Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Theo quy định của pháp luật thì chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là cá nhân, tổ chức tham gia những mối quan hệ xã hội hoặc cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức, cá nhân mà được nhà nước trao quyền. Trong đó, tất cả các chủ thể này cần có đảm bảo đầy đủ về năng lực và quyền, nghĩa vụ phù hợp theo quy định pháp luật.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng, tuy nhiên những chủ thể này khi tham gia vào trong mối quan hệ pháp luật thì đều phải có ít nhất một bên đóng vai trò là chủ thể có thẩm quyền thuộc hành chính nhà nước.
Trong quan hệ pháp luật hành chính thì việc phân biệt quan hệ này với quan hệ khác đó là trong quan hệ này có một bên bắt buộc là bên có quyền nhân Nhà nước để có thể đưa ra những mệnh lệnh buộc bên còn lại có nghĩa vụ thực hiện, tuân theo.
Như vậy , chủ thể mà tham gia trong quan hệ pháp luật hành chính được xác định là hai bên chủ thể có những quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau, cụ thể:
+ Bên chủ thể có vai trò là đối tượng quản lý thuộc quan hệ hành chính là cá nhân hoặc tổ chức. Theo đó bên chủ thể này đủ năng lực pháp luật và đồng thời đủ năng lực hành chính.
+ Chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật hành chính – cá nhân: được hưởng quyền, nghĩa vụ pháp lý hành chính mà nhà nước quy định cụ thể. Đây cũng là thuộc tính pháp lý hành chính có sự phản án về địa vị pháp lý hành chính của chính các cá nhân đó.
Để chủ thể có đủ năng lực hành vi hành chính đối với chủ thể là cá nhân cần phải được Nhà nước thừa nhận thì họ mới được tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, chịu hậu quả pháp lý bởi hành vi chính họ mang lại.
Trong đó, năng lực hành vi hành chính có phụ thuộc vào tất cả các yếu tố: tình trạng sức khỏe, độ tuổi, khả năng về tài chính,… đồng thời cũng cần sự thừa nhận từ Nhà nước.
– Bên chủ thể có vai trò là bên quản lý nhà nước, cá nhân hay tổ chức được giao quyền/nhân danh Nhà nước để có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau.
Năng lực chủ thể cơ quan nhà nước được phát sinh do sự thành lập hoặc bị chấm dứt khi cơ quan đó giải thể theo quy định pháp luật. Năng lực được quy định tương ứng và phù hợp với nhiệm vụ cũng như chức năng, quyền hạn từ cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Năng lực chủ thể đối với công chức, cán bộ được phát sinh nếu cá nhân đó được nhà nước giao cho chức vụ hoặc một công vụ nhất định thuộc bộ máy nhà nước, sau đó sẽ năng lực chủ thể này cần phải phù hợp với chính cơ quan và cũng như vị trí công tác từng cán bộ, công chức ấy.
Đối với năng lực chủ thể của các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị là vù trang hoặc hành chính- sự nghiệp thì được phát sinh khi quyền và nghĩa vụ được quy định bởi nhà nước đối với quản lý hành chính nhà nước, sau đó khi tổ chức đó bị giải thể hoặc quy định pháp luật đó không còn thì bị chấm dứt.
– Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính được xác định là về trật tự quản lý hành chính đối với từng lĩnh vực. Các bên khi tham gia mối quan hệ này theo đó chủ thể muốn hướng tới những đối tượng là lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất, đóng vai trò là 1 yếu tố định hướng sự hình thành, vận động một quan hệ pháp luật hành chính.
Như vậy thì các tổ chức đó bởi không có chức năng về quản lý nhà nước khi tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ tham gia với tư cách là chủ thể thường. Khi nhà nước trao quyền về quản lý hành chính trong nhà nước với những công việc nhất định thì các tổ chức đó có thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính là chủ thể đặc biệt.
3. Năng lực chủ thể của tổ chức trong quan hệ pháp luật hành chính
Năng lực chủ thể của tổ chức được xem xét ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan đó trong quản lí hành chính nhà nước.
Ví dụ: vì thanh tra chính phủ là cơ quan của Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về công tác thanh tra nên thanh tra chính phủ có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với Chính phủ trong việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ về công tác thanh tra khi được Thủ tướng Chính phủ phân công chủ trì soạn thảo các văn bản đó.
Thứ hai: năng lực chủ thể của các tổ chức xã hội , đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính – sự nghiệp…phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ tổ chức đó trong quản lí hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định hoặc tổ chức đó bị giải thể. Do pháp luật quy định nhà nước trao quyền cho các tổ chức xã hội cho phép các tổ chức này được thay mặt nhà nước quản lí một số công việc nhất định. Lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước trong quản lí hành chính nhà nước.
Ví dụ: Tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động,
Thứ ba, năng lực pháp luật hành chính của các cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lí hành chính phản ánh địa vị pháp lí hành chính của các cá nhân. Do năng lực pháp luật hành chính của cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi khi pháp luật thay đổi và có thể bị Nhà nước hạn chế trong một số trường hợp. Ví dụ, người phạm tội có thể bị
Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại. Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi, sức khỏe, trình độ đào tạo,…khi tham gia vào các quan hệ đó. Tùy vào tính chất và nội dung của quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà pháp luật có quy định độ tuổi tối thiểu hay tối đa để xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân.
Ví du: phát sinh năng lực trách nhiệm thì cá nhân phải đủ từ 14 tuổi trở lên mới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; công dân từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi mới có thể áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng… Ngoài độ tuổi thì tình trạng sức khỏe là điều kiện phổ biến để xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân theo nguyên tắc: Người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì không có năng lực hành vi hành chính đối với mọi quan hệ pháp luật hành chính.
Như vậy, đối với cá nhân thì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính không giống nhau. Mặt khác, năng lực hành vi hành chính cảu cá nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng thực tế của cá nhân mà nhiều khi còn phụ thuộc vào cách thức Nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó. Nhà nước có thể mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành chính khi họ có đủ những điều kiện nhất định hoặc thông qua những hành vi pháp lí của thể để thừa nhận năng lực đó.