Năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính được pháp luật quy định như thế nào? Phân tích năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính?
Lĩnh vực quản lí hành chính có thể nói là bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội. Mỗi công dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính không phải ngẫu nhiên họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính mà họ phải có năng lực chủ thể. Suy rộng ra mọi cá nhân, tổ chức hay cơ quan Nhà nước muốn trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính thì phải có năng lực chủ thể. Nhằm góp phần đem lại những hiểu biết hơn về vấn đề này, bài viết mà
Mục lục bài viết
1. Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính:
Như bất kì quan hệ pháp luật nào, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó phải có năng lực chủ thể, đồng thời năng lực chủ thể đó cũng phải đáp ứng được những điều kiện của quan hệ pháp luật đó. Và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính cũng không phải một ngoại lệ. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật. Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính phải là các cơ quan, tổ chưc, cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia.
2. Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính:
Năng lực chủ thể nói chung là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó bao gồm hai yếu tố năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lí mà nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức. Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí đồng thời gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại.
Xét ở lĩnh vực hành chính, năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng là khả năng của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Hay nói cách khác năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính là khả năng hưởng và thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính cũng bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Nhưng ranh giới giữa chúng rõ ràng trong trường hợp chủ thể là cá nhân. Còn trong trường hợp chủ thể là cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi khó phân biệt được.
Đối tượng trở thành chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam bao gồm: Các cơ quan nhà nước; cán bộ, công chức, tổ chức xã hội; tổ chức xã hội; tổ chức khác; công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch, cụ thể là:
Thứ nhất : Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam là cơ quan nhà nước. Ngay từ khi được thành lập các cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Bởi vậy, kể từ thời điểm này các cơ quan nhà nước có đầy đủ khả năng pháp lí để tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam. Như vậy, năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó giải thể.
Thứ hai : Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam là cán bộ, công chức. Với tư cách là cán bộ, công chức, năng lực chủ thể của đối tượng này hình thành khi cán bộ, công chức được Nhà nước giao đảm nhận một công vụ, nhiệm vụ, chức vụ chức danh cụ thể trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhận công vụ, nhiệm vụ, chức vụ đó nữa.Ví dụ: cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình, họ có quyền xử phạt hành chính cá nhân vi phạm trật tự an toàn giao thông. Nhưng trong cuộc sống đời thường, họ có thể bị chủ thể khác xử phạt nếu như họ vi phạm.
Thứ ba: Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam là tổ chức xã hội. Năng lực chủ thể pháp luật hành chính của tổ chức phát sinh khi tổ chức được thành lập một cách hợp pháp và pháp luật hành chính Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí cho tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó hoặc tổ chức đó giải thể.
Luật sư
Thứ tư: Cá nhân là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam. Năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính được làm rõ như sau:
3. Năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật hành chính:
Đối với cá nhân, năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính khác với các đối tượng chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam trên năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Vì vậy để xác định cá nhân có năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam ngoài việc khẳng định cá nhân có khả năng quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật còn phải khẳng định xem cá nhân đã có khả năng thực tế để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hay chưa cũng như khả năng thực tế đó đã được Nhà nước thừa nhận hay chưa? Như vậy việc tham gia của cá nhân vào các quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào quy định của pháp luật hành chính mà còn phụ thuộc vào khả năng thực tế của mỗi cá nhân.
– Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ pháp lí do pháp luật hành chính Việt Nam quy định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân thể hiện địa vị pháp lí của cá nhân trong quản lí hành chính nhà nước. Thông thường năng lực pháp luật hành chính Việt Nam của cá nhân phát sinh khi cá nhân đó ra đời và kết thúc khi người đó chết.
– Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng bằng chính hành vi của mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí do pháp luật hành chính Việt Nam quy định trong thực tế và được Nhà nước thừa nhận. Xem xét năng lực hành vi hành chính của cá nhân thể hiện ở hai phương diện, hai khía cạnh đó là độ tuổi và năng lực nhận thức hành vi của cá nhân. Tùy từng quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam mà năng lực hành vi của cá nhân được xác định ở độ tuổi khác nhau theo quy định của pháp luật hành chính Việt Nam.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không trùng khớp với nhau về thời điểm phát sinh mà năng lực pháp luật có trước làm tiền đề xuất hiện năng lực hành vi. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại. Năng lực pháp luật của cá nhân là do Nhà nước quy định. Còn năng lực hành vi hành chính của cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe, và quan trọng hơn, trong nhiều trường hợp, nó phụ thuộc vào sự thừa nhận của nhà nước.
– Có thể làm rõ phân tích trên qua ví dụ Công dân Việt Nam có năng lực hành vi hành chính Việt Nam trong quan hệ pháp luật hành chính, cụ thể căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 có quy định về độ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính như sau Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;”
Do vậy,theo quy định của
Điểm cần lưu ý là cá nhân được coi la có năng lực hành vi hành chính khi có khả năng thực tế thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí và khả năng đó phải được Nhà nước thừa nhận. Căn cứ Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 về tuổi, sức khỏe của người lái xe và có quyền thi lấy giấy phép lái xe mô tô từ 50cc.
“ Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi’.
Như vậy, chỉ những cá nhân có độ tuổi từ 18 tuổi có khả năng thực tế về điều khiển xe mới được coi là có năng lực hành vi chính với có tư cách là người điều khiển tham gia phương tiện giao thông.Tóm lại , cá nhân có năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam khi có năng lực hành vi hành chính, tùy thuộc vào quan hệ pháp luật hành chính Việt Nam cụ thể mà năng lực chủ thể pháp luật hành chính là khác nhau.