Kế hoạch Marshall là một sáng kiến của Mỹ được ban hành vào năm 1948 nhằm cung cấp viện trợ nước ngoài cho Tây Âu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Mang tên chính thức là Kế hoạch phục hưng châu Âu, nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch.
Mục lục bài viết
1. Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích gì?
A. Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
B. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực”.
C. Thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh châu Âu.
D. Giúp các nước Tây Âu phát triển kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc.
Đáp án: A
Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan hay có tên gọi khác là kế hoạch “Phục hưng châu Âu” ngoài mặt là giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh nhưng mục đích quan trọng nhất là lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của làn sóng chủ nghĩa xã hội.
2. Kế hoạch Marshall là gì?
Kế hoạch Marshall là một sáng kiến của Mỹ được ban hành vào năm 1948 nhằm cung cấp viện trợ nước ngoài cho Tây Âu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Mang tên chính thức là Kế hoạch phục hưng châu Âu (European Recovery Program, viết tắt ERP), nhưng Kế hoạch Marshall thường được gọi theo tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, người đã khởi xướng và ban hành kế hoạch. Kế hoạch Marshall là thành quả lao động của các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong đó ghi nhận sự đóng góp đặc biệt của William L. Clayton và George F. Kennan.
Kế hoạch tái thiết được bàn bạc tại cuộc họp mặt của các quốc gia châu Âu ngày 12 tháng 7 năm 1947. Kế hoạch Marshall đề ra việc viện trợ tương đương cho Liên Xô và đồng minh của họ, nhưng không được chấp nhận. Kế hoạch được thực thi trong vòng 4 năm, kể từ tháng 7 năm 1947. Trong thời gian đó, có khoảng 17 tỷ đô la Mỹ viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD. Nhiều quốc gia châu Âu đã nhận được viện trợ trước khi có Kế hoạch Marshall, kể từ năm 1945, cùng với các điều kiện chính trị kèm theo.
Khoản viện trợ lớn đầu tiên được chuyển cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1 năm 1947, đây là các quốc gia được coi như tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại sự mở rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Châu Âu, và 2 quốc gia này đã được trợ giúp dưới Học thuyết Truman. Ban đầu Anh hỗ trợ cho các phe phái chống cộng tại các quốc gia trên, nhưng do nước Anh cũng phải đối phó với tình hình kinh tế trong nước khó khăn, họ phải nhờ đến Hoa Kỳ để tiếp tục các nỗ lực của họ. ECA bắt đầu chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1948. Nhiệm vụ chính của nó, theo tôn chỉ, là thúc đẩy nền kinh tế châu Âu: gia tăng sản lượng, hỗ trợ đồng tiền các quốc gia châu Âu, mở mang giao thương quốc tế, đặc biệt là với Mỹ, vì lợi ích của nền kinh tế Hoa Kỳ đòi hỏi các quốc gia Âu Châu phải trở nên thịnh vượng để có thể nhập khẩu hàng hóa của Mỹ. Một mục tiêu không chính thức khác của Ủy ban Hợp tác Kinh tế (ECA), và Kế hoạch Marshall, là kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô tại châu Âu, đặc biệt là sự lớn mạnh của các đảng cộng sản tại các quốc gia như Tiệp Khắc, Pháp và Ý.
Tiền từ Kế hoạch Marshall được chuyển cho chính phủ các quốc gia châu Âu. Các quỹ này đồng thời được quản lý bởi chính quyền sở tại và ECA. Tại mỗi thủ đô các nước châu Âu đều có một phái đoàn ECA, bao gồm những thương gia Hoa Kỳ có uy tín, nắm nhiệm vụ cố vấn trong quá trình thực hiện. Người ta khuyến khích hợp tác phân phối các quỹ hỗ trợ, và tổ chức các hội thảo với các lãnh đạo công đoàn để giám sát nền kinh tế, xem xét những nơi cần được hỗ trợ.
Các khoản hỗ trợ từ Kế hoạch Marshall được phần lớn sử dụng để mua hàng hóa từ Mỹ. Các quốc gia châu Âu gần như đã kiệt quệ nguồn dự trữ ngoại tệ trong thời chiến, và tiền từ Kế hoạch Marshall gần như là nguồn tài chính duy nhất mà họ có được để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài. Ban đầu, đồ nhập khẩu bao gồm chủ yếu là những nhu yếu phẩm như lương thực và xăng dầu, nhưng về sau, hàng hóa chuyển sang các vật tư thiết yếu cho quá trình tái thiết, như mục tiêu ban đầu của kế hoạch. Những năm về sau, dưới áp lực của Quốc hội Mỹ và sự ảnh hưởng của Chiến tranh Triều Tiên, một lượng lớn viện trợ được dùng để tái vũ trang quân đội các quốc gia Tây Âu. Trong khoảng 13 tỷ đô la được dành ra cho tới giữa năm 1951, 3,4 tỷ đô la được dùng để nhập nguyên liệu thô và hàng bán thành phẩm; 3,2 tỷ đô la dành cho lương thực, thực phẩm và phân bón; 1,9 tỷ mua máy móc, xe cộ và thiết bị; 1,6 tỷ cho xăng dầu.
3. Hiệu quả của Kế hoạch Marshall:
Ban đầu, người ta dự tính sẽ kết thúc Kế hoạch Marshall vào năm 1953. Nỗ lực nhằm kéo dài kế hoạch này bị ngưng lại do chi phí ngày càng gia tăng của cuộc Chiến tranh Triều Tiên và quá trình tái vũ trang. Các thành viên Đảng Cộng hòa Mỹ phản đối kế hoạch này cũng thắng cử trong cuộc bầu bầu cử Quốc hội Mỹ năm 1950, và sự phản đối của phe bảo thủ với kế hoạch này lại được khơi lại. Vì vậy, chương trình này chấm dứt vào năm 1951, dù viện trợ của Mỹ dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn được duy trì sau đó.
Trong những năm từ 1948 cho tới 1952, châu Âu phát triển nhanh chưa từng thấy. Sản lượng công nghiệp tăng 35%. Sản xuất nông nghiệp vượt đáng kể so với thời điểm trước chiến tranh. Tình trạng nghèo đói biến mất, châu Âu bước vào một thời kỳ tăng trưởng chưa từng có kéo dài đến hai thập kỷ, cho phép chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Giữa các sử gia có nhiều cuộc tranh luận diễn ra về việc Kế hoạch Marshall đóng góp bao nhiêu phần vào sự phát triển này. Phần lớn trong số họ bác bỏ ý kiến rằng kế hoạch này là thành tố duy nhất giúp khôi phục châu Âu, vì có nhiều bằng chứng cho thấy sự hồi phục nói chung đã tự bắt đầu. Phần lớn trong số họ cho là Kế hoạch Marshall chỉ góp phần tăng tốc sự hồi phục, chứ không khởi động quá trình đó.
Ảnh hưởng chính trị của Kế hoạch Marshall có lẽ cũng quan trọng không kém ảnh hưởng kinh tế. Viện trợ từ Kế hoạch Marshall giúp các quốc gia Tây Âu nới lỏng các biện pháp khắc khổ và chế độ phân phối, giảm thiểu bất mãn trong dân chúng và mang lại ổn định chính trị. Ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản tại Tây Âu bị giảm sút mạnh mẽ, trên toàn khu vực, các đảng cộng sản mất dần sự ủng hộ của dân chúng trong những năm tiếp theo của Kế hoạch Marshall. Các mối quan hệ thương mại được gây dựng bởi chương trình này giúp hình thành lên Liên minh Bắc Đại Tây Dương, tồn tại suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Cùng lúc, việc các quốc gia Đông Âu không tham dự chương trình này cũng cho thấy các dấu hiệu rõ rệt đầu tiên về sự phân chia tại châu Âu.
Kế hoạch Marshall cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hòa nhập châu Âu. Cả các nhà lãnh đạo Mỹ và nhiều nhà lãnh đạo châu Âu tin rằng sự hòa nhập là cần thiết để đảm bảo cho hòa bình và phồn vinh của châu Âu, và sử dụng Kế hoạch Marshall như một nguyên tắc chỉ đạo để khuyến khích sự hòa nhập. Trong một chừng mực nào đó, nỗ lực này thất bại, và OEEC chưa bao giờ vươn lên ngoài tầm một tổ chức hợp tác kinh tế. Thay vào đó, Cộng đồng Than Thép châu Âu, đáng lưu ý là không bao gồm Anh, lại lớn mạnh để trở thành Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, OEEC đóng vai trò thử nghiệm và chuẩn bị cho cấu trúc và bộ máy quan chức sau này của Tổ chức kinh tế châu Âu EEC. Kế hoạch Marshall, gắn liền với hệ thống tiền tệ mang tên Bretton Woods, cũng đảm bảo tự do thương mại trên toàn Âu châu.
THAM KHẢO THÊM: