Hóa đơn? Quy định về xuất hóa đơn? Xuất hóa đơn không có trong ngành nghề kinh doanh được không?
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và có những vai trò vô cùng quan trọng. Việc giao dịch, mua bán, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp được thực hiện và ghi chép lại thông qua hóa đơn. Hóa đơn được sử dụng để làm căn cứ nộp thuế của các doanh nghiệp và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và người tiêu dùng khi tham gia vào các giao dịch trong thực tiễn đời sống. Pháp luật nước ta đã ban hành nhiều quy định cụ thể về nội dung và hình thức của hóa đơn. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về xuất hóa đơn và quy định về hình thức xử phát đối với việc xuất hóa đơn không có trong ngành nghề kinh doanh.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Hóa đơn:
1.1. Hóa đơn là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản, hóa đơn là chứng từ do người bán lập ra và được sử dụng để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tá còn có thể hiểu như sau: hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định pháp luật Việt Nam.
Ngược lại, hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
1.2. Các loại hóa đơn thường gặp:
Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, các loại hóa đơn thường được sử dụng bao gồm các loại sau đây:
– Thứ nhất là hóa đơn giá trị gia tăng: Đây là loại
– Thứ hai,
– Các loại hóa đơn khác, gồm: Vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác theo quy định của pháp luật.
1.3. Nội dung của hóa đơn:
Có rất nhiều loại hóa đơn khác nhau, mỗi loại hóa đơn được sử dụng trong các hoàn cảnh khác nhau sẽ có nội dung khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nội dung của hóa đơn bao gồm các thông tin sau đây:
– Các thông tin về tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn.
– Các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
– Các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
– Các thông tin về tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng.
– Các thông tin về tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
1.4. Các loại hình thức hóa đơn:
Có rất nhiều các loại hình hóa đơn, nhưng cơ bản có ba hình thức hóa đơn cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ.
– Thứ hai: Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Thứ ba: Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.
2. Quy định về xuất hóa đơn:
2.1. Xuất hóa đơn:
Khi xuất hóa đơn thì các doanh nghiệp cần lưu ý lập hóa đơn. Trong hóa đơn các tổ chức, cá nhân phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp khi buôn bán hàng hóa, dịch vụ cần phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng theo đúng thỏa thuận giữa các bên. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.
Một lưu ý đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tuy nhiên khi các doanh nghiệp xuất hóa đơn giá trị gia tăng thì phải hợp lý, chặt chẽ và đúng nguyên tắc theo quy định của luật và cơ quan tài chính thì hóa đơn đó mới được cơ quan thuế chấp nhận.
2.2. Lưu ý khi xuất hóa đơn:
Khi xuất hóa đơn các doanh nghiệp phải chú ý các vấn đề sau đây:
– Tại các văn bản và chứng từ nêu trên đều phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo đúng qui định của pháp luật.
– Các doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn đối với các hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Khi xuất hóa đơn các doanh nghiệp cần phải ghi đúng mức thuế xuất áp dụng theo quy định của Bộ tài chính đối với những hàng hóa, dịch vụ đó. Đặc biệt doanh nghiệp cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao.
2.3. Xác định thời điểm và thời kỳ xuất hóa đơn:
Theo Khoản 2 Điều 16
– Xác định ngày lập hóa đơn đối với việc bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Xác định ngày lập hóa đơn đối với việc cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
– Xác định ngày lập hóa đơn đối với việc xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
– Xác định ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
3. Xuất hóa đơn không có trong ngành nghề kinh doanh được không?
Việc xuất hóa đơn không có trong ngành nghề kinh doanh đối với các doanh nghiệp không được Nhà nước chấp thuận. Khi bị phát hiện, các doanh nghiệp này sẽ bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.
3.1. Mức phạt khi các doanh nghiệp xuất hóa đơn mà không có ngành nghề kinh doanh:
Theo Điều 31
Tại khoản 3 điều 31
Do đó nếu doanh nghiệp xuất hóa đơn đối với những ngành nghề kinh doanh không có trong đăng ký thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định tại
3.2. Thẩm quyền xử phạt khi các doanh nghiệp xuất hóa đơn mà không có ngành nghề kinh doanh:
Thẩm quyền xử phạt với trường hợp này được quy định tại khoản 3 điều 53 nghị định 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Như vậy trong trường hợp các doanh nghiệp xuất hóa đơn mà không có ngành nghề kinh doanh thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt đối với doanh nghiệp đó.
3.3. Hồ sơ thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh:
Về bản chất, các doanh nghiệp chỉ được xuất hóa đơn trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trước đó, trong trường hợp các cá nhân, tổ chức xuất hóa đơn đối với mặt hàng doanh nghiệp đó muốn sử dụng thì các doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh.
Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh tương đối đơn giản do đó khách hàng nên thực hiện trước khi xuất hóa đơn với các ngành nghề mới để tránh phạt. Hồ sơ gồm các tài liệu sau đây, cụ thể
– Thứ nhất: Biên bản họp, quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty.
– Thứ hai: Thông báo về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
– Thứ ba: Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.
– Thứ tư: Bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Như vậy, để đáp ứng đây đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và để xuất hóa đơn thì các doanh nghiệp cần phải làm thủ tục thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề mới, các doanh nghiệp có thể tiếp tục gửi hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế sang chi cục thuế quản lý trực tiếp. Tại thời điểm các cá nhân, tổ chức đã làm đầy đủ thủ tục theo quy định thì doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức đó hoàn toàn có thể xuất hóa đơn với những ngành nghề mà doanh nghiệp dự định kinh doanh.