Muối tinh khiết là loại muối phổ biến và vô cùng quen thuộc với con người. Chúng ta sử dụng muối mỗi bữa ăn hàng ngày và nó cũng là nguyên liệu phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp. Trong bài viết này mời bạn đọc cùng tìm hiểu Muối Natri Clorua là gì? Tính chất và ứng dụng của Nacl?
Mục lục bài viết
1. Muối Natri Clorua là gì?
Muối Natri Clorua (hay còn gọi là muối ăn, muối, muối tinh, muối mỏ, hay halua) là hợp chất với công thức hoá học NaCl. Natri clorua là muối chính tạo ra vị mặn trong nước đại dương và của dịch ngoại bào của nhiều cơ quan đa bào. Nguồn gốc của muối Natri Clỏua là có một phần bắt nguồn từ miệng núi lửa hoặc đá trên đáy đại dương. Tuy nhiên, một số muối có nguồn gốc trên biển: Nước ngọt từ các trận mưa không ở dạng tinh khiết 100% nó hấp thụ CO2 trong không khí chảy xuống đất. Nước mưa chảy trên đất liền để tiếp cận hệ thống thoát nước trong đất, tính axit của nước mưa phá vỡ đá, hấp thụ ion trong đá và đưa chúng ra biển. Khoảng 90% những ion muối là natri hoặc clo. Hai loại ion trên kết hợp với nhau sinh ra muối.
2. Tính chất vật lý của muối NaCl:
Tìm hiểu NaCl là muối gì không thể không kể đến tính chất vật lý của nó. NaCl là muối phổ biến với các tính chất vật lý đặc trưng như:
– Muối Nacl là chất rắn tinh thể màu trắng hoặc không màu.
– Muối NaCl không có mùi vị.
– Muối NaCl là chất hấp thụ độ ẩm một cách tự nhiên. Nó hấp thụ độ ẩm từ khí quyển ẩm trên 75% độ ẩm tương đối và dưới ngưỡng này sẽ bay hơi.
– Nhiệt độ sôi của muối NaCl khá cao, ở 801 độ C và bắt đầu bay hơi ở nhiệt độ ngay trên điểm sôi 1413 độ C.
– Độ tan trong nước của muối là 35.9g.ml (25 độ C). Độ hoà tan của muối NaCl ở trong nước giảm dần khi có sự xuất hiện của NaOH, CaCl2, HCl, MgCl2. ..
– Giống như các muối kim loại khác, muối NaCl có tính dẫn điện và nhiệt ở thể lỏng và dung dịch nhưng hiếm khi tồn tại ở trạng thái rắn.
– Muối NaCl cũng rất ít hoà tan trong axit, không tan trong axit clohydric (HCl) đậm đặc.
Đây vừa là tính chất vật lý, cũng là tính chất hoá học đáng lưu ý của muối NaCl.
3. Tính chất hóa học của Natri Clorua:
– Loại muối: NaCl là muối axit – muối có anion gốc Axit không có khả năng tạo ra ion H +. NaCl có pH = 7 và nó không thay đổi màu quỳ tím.
– Liên kết hoá học: NaCl là một liên kết hoá học có tính chất là lực hút tĩnh điện của hai ion có điện tích trái dấu, ở đây là Na + và Cl–. Liên kết ion được hình thành bởi lực đẩy tĩnh điện của kim loại điển hình và phi kim điển hình.
– Sự điện li: NaCl là chất oxy hoá mạnh, hoà tan nhanh trong dung dịch, tạo ra các ion âm và dương, là ion Na + và Cl–.
– Sự kết tủa: Khi hoà tan HCl đặc vào dung dịch bão hoà Natri Clorua sẽ tạo thành kết tủa trắng. Khi cho kết tủa vào dung dịch axit, kết tủa sẽ hoà tan lại.
– Những phản ứng tiêu biểu: NaCl không phản ứng với muối, axit, bazơ ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, NaCl vẫn phản ứng với một muối.
4. Các ứng dụng của Natri Clorua trong cuộc sống:
* Trong công nghiệp:
Lượng muối sử dụng mỗi năm trong công nghiệp chếm hơn 80% sản lượng muối trên toàn thế giới. Nó tương đương lên đến khoảng 200 triệu tấn.
– NaCl dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, bột giấy, thuốc nhuộm
– Sử dụng trong công nghiệp dệt và sản xuất giấy, sản xuất bột giặt, chất tẩy.
– Nguyên liệu thô để sản xuất chlorine và xà phòng, sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp.
– Trong công nghiệp sản xuất đồ da, người ta sử dụng muối để bảo vệ da.
– Trong sản xuất cao su, muối dùng để tẩy trắng các sản phẩm cao su.
– Trong hoá dầu, muối là thành phần chính trong dung dịch khoan giếng khoan.
– Từ muối có thể chế tạo các sản phẩm hoá học dùng cho các nghành khác như sản xuất chì, đồng, kẽm, sản xuất nước Javel, . .. nhờ cách điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
* Trong nông nghiệp, chăn nuôi:
– Muối giúp điều hoà nội tiết tố trong cơ thể giúp gia súc, gia cầm sinh trưởng tốt, hạn chế dịch bệnh.
– Giúp phân chia hạt giống theo trọng lượng
– Cung cấp đủ vi lượng khi phối trộn với các loại phân chuồng giúp tăng hiệu suất của phân.
* Trong thực phẩm:
– NaCl dùng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm. Là thành phầm chủ yếu trong muối ăn và được áp dụng rộng rãi.
– Natri Clorua có tính chất hút nước, khi được dùng trong bảo quản thực phẩm, nó làm tăng áp suất thẩm thấu dẫn đến làm các vi sinh vật bị mất nước và chết.
– Dùng muối để bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt, cá, . .. đảm bảo không bị thiu, ôi trước khi thực phẩm được chế biến.
– Khử mùi thực phẩm, giữ cho thức ăn không bị thâm.
– Tăng độ ẩm, giảm sự oxy hoá của thực phẩm.
* Trong y tế:
– Muối Natri Clorua dùng làm thuốc sát khuẩn vết thương cực hiệu quả.
– Dùng làm thuốc trị cảm cúm, pha chế huyết thanh, làm thuốc khử độc tố và một số vị thuốc khác dùng chữa bệnh cho con người.
– Cung cấp muối khoáng khi cơ thể mất nước.
– Muối có công dụng khử độc tố, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, chữa viêm xoang, dưỡng trắng da, chữa hôi mồm
* Trong đời sống thường ngày: Trong cuộc sống thường ngày, muối NaCl có rất nhiều công dụng mà không phải ai cũng hiểu hết.
Chăm sóc nhà cửa:
– Đuổi kiến
– Dập tắt lửa bùng cháy do dầu
– Giữ dầu không chảy khi cháy
– Giữ cho hoa hồng đã thu hoạch được tươi, hỗ trợ ngăn ngừa hoa giả
– Sửa tường: Để lấp những lỗ đinh hoặc vết nứt trên tường thạch cao, sử dụng 2 muỗng muối và 2 muỗng bột bắp pha với khoảng 5 muỗng nước.
– Giết cỏ dại
– Nướng thịt ngoài Lau chùi:
– Giúp rửa sạch đường ống nước bồn rửa chén bát
– Hỗ trợ tẩy vết trắng trên sàn gỗ để lại bằng chén nước và đĩa nóng, rửa chảo gang nhiễm dầu mỡ dễ dàng.
– Rửa chén trà hoặc cà-phê bị bẩn. Đồng thời giúp rửa bình pha cà phê được sạch.
– Chùi sạch tủ lạnh, gỉ sét, đồng hồ hay đồng thau.
Giặt quần áo:
– tẩy vết rượu trên khăn bàn bằng cotton hay vải
– Gột rửa sạch những vết bẩn của quần áo, vết máu trên áo quần
– Làm khô chân giày
Chăm sóc cá nhân:
– Bảo trì kem đánh răng
– Trị các vấn đề răng miệng
– Trị vết côn trùng cắn
– Trị vết côn trùng đốt
– Xoa bóp sau khi tắm rửa
– Trị viêm xoang Hỗ trợ việc bếp núc:
– Một vài mẹo công dụng của NaCl với trứng: Thử xem trứng có mới hay không, luộc trứng lòng đỏ còn tươi, trộn lòng đỏ trứng hay kem.
– Giữ cho trái cây không bị thâm
– Khử mùi tỏi trên bếp
– Bảo vệ bề mặt đáy của lò nướng
* Các ứng dụng khác
– Làm tan băng trên đường bộ
– Làm chất bảo quản
5. Khai thác muối Natri Clorua như nào?
* Khai thác từ nước biển: Ngày nay, người ta vẫn sản xuất muối ăn (NaCl) theo phương pháp cô đặc dung dịch chứa NaCl. Nước biển vẫn là dung môi thông dụng nhất chứa NaCl. Do đó, phương pháp chủ yếu để sản xuất muối ăn ở nước ta là cô đặc nước biển. Bởi lẽ đó, nhiều người dân Việt Nam đã gọi muối ăn là muối biển. Muối biển được sản xuất ở những vùng khác nhau có màu tinh thể khác nhau do sự khác biệt về chất lượng nước biển, điều kiện địa lý.
* Sản xuất muối biển bằng phương pháp bay hơi cát:
Sản xuất muối biển theo phương pháp phơi cát: Cát có diện tích riêng cao, lợi dụng đặc tính bay hơi của cát người ta đã phơi cát nhằm gia tăng diện tích mặt thoáng của nước biển để có lượng nước ngọt bay hơi lớn khi sản xuất muối ăn từ cát tự nhiên. Do vậy, trong sản xuất muối biển theo phương pháp phơi cát thì cát được gọi là chất trung gian cho quá trình bay hơi. Để lấy nước biển sản xuất muối, các đồng muối phơi cát sẽ tận dụng chiều cao thuỷ triều để lấy nước biển tự chảy về cống nghênh hay còn gọi là sân đón nước thuỷ triều. Khi nước biển làm bay hơi nước ngọt thông qua cát phơi (quá trình đó được thực hiện trên đồng ruộng hay còn gọi là sân phơi cát), nước biển tăng dần nồng độ tăng, đến khi nồng độ của nước biển trong lớp cát phơi ở mức độ bão hoà hoặc trên bão hoà với muối Natri thì muối ăn sẽ thải ra dưới dạng kết tủa và bám vào hạt cát (người ta gọi quá trình trên là quá trình muối kết tụ vào cát phơi).
Quá trình kết tinh khi sản xuất muối biển theo phương pháp phơi cát chỉ diễn ra trong vòng một ngày (buổi sáng bơm nước muối lên phơi tại ao kết tinh, chiều tối thu muối). Sản xuất muối biển theo phương pháp phơi cát sẽ cho ra thành phẩm muối biển có hàm lượng NaCl khoảng 80% về trọng lượng. Sản xuất muối biển theo phương pháp phơi cát tại nước ta có năng suất và chất lượng hạt muối biển thấp (chỉ phục vụ cho các yêu cầu của cuộc sống sinh hoạt). Phương pháp này giữ lại hầu như toàn bộ các nguyên tố, hợp chất vi lượng có trong thành phần nước biển so với ban đầu.
Sản xuất muối biển theo phương pháp phơi nước: Trong thực tiễn có nhiều vùng điều kiện bay hơi nước ngọt của tự nhiên thuận lợi và ổn định trong thời gian dài, ở những vùng này muốn sản xuất muối biển người ta chỉ cần cho nước biển vào phơi ở những ô ruộng đã được kiểm tra về độ ngấm mặn của từng ô ruộng. Quá trình phơi nước biển tại ô ruộng sẽ làm nước biển tăng dần nồng độ (hàm lượng muối natri tăng dần). Nước biển dần đạt độ bão hoà hoặc không bão hoà thì muối ăn sẽ thải ra dưới dạng chất rắn. Đầu tiên là các mầm tinh thể muối ăn bắt đầu hình thành khi nước đã bão hoà rồi, những mầm tinh thể muối ăn lớn lên theo quá trình ngâm nước. Các mầm tinh thể muối ăn được hình thành khi các mầm tinh thể muối ăn lớn lên đạt độ bão hoà. Nhiều tinh thể muối được hình thành sẽ tạo nên lớp muối, độ dày của lớp muối phụ thuộc vào chu kỳ kết tinh muối lâu hay nhanh (chu kỳ kết tinh muối lâu hay ngắn).
* Khai thác muối mỏ: Tiến hành khoan sâu vào lòng đất, có thể phát hiện ra một trữ lượng vỉa muối đáng kể, khoảng cách 1 – 2m, sau đó bơm nước vào lỗ khoan để ngâm chiết vỉa muối, tạo đường thu nước chạt độ mặn cao. Cô đặc nước chạt lại để thu muối.
* Sản xuất muối natri clorua: Muối được tạo ra bởi những phương pháp trên có chứa nhiều tạp chất cơ học và hoá học. Để thu được sản phẩm NaCl sạch hơn cần được chưng cất thêm.