Để quản lý tốt các phương tiện lưu thông trên đường thì Nhà nước đặt ra những quy định cụ thể để kiểm soát vấn đề này, đồng thời đưa ra chế tài xử phạt nếu có hành vi vi phạm. Vậy, mức xử phạt xe máy, oto dừng đỗ ở bến, điểm dừng xe buýt được ghi nhận ra sao? Cá nhân có thể lựa chọn hình thức xử phạt nào để thực hiện nghĩa vụ?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định chung về việc dừng, đỗ xe:
- 2 2. Dừng, đỗ xe ở điểm đón khách của xe buýt có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- 3 3. Cá nhân vi phạm có thể nộp phạt bằng cách nào?
- 4 4. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền xử phạt đối với người dừng xe ô tô ở điểm đón khách của xe buýt không?
1. Quy định chung về việc dừng, đỗ xe:
1.1. Cách hiểu về trạng thái dừng, đỗ xe:
Căn cứ theo Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì dừng, đỗ xe được hiểu như sau:
Dừng xe là trạng thái người điều khiển phương tiện để cho xe tạm thời đứng yên; thời gian xe giữ trạng thái này để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người lên, xuống xe; với những loại xe để vận chuyển hàng hóa thì dừng xe giúp cho việc xếp dỡ hàng hóa hoặc làm công việc khác dễ dàng hơn.
Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông, với trạng thái này thì xe đỗ không bị giới hạn thời gian.
Pháp luật đã quy định khi xe dừng trên đường tham gia lưu thông thì phải thực hiện những việc dưới đây:
– Trước khi muốn dừng đỗ xe phải ra tín hiệu cho những phương tiện đằng sau như bật xi nhan xin đường, và báo hiệu phải diễn ra trong một thời gian hợp lý không được quá đột ngột;
– Khi cho xe dừng, đỗ thì phải lựa chọn địa điểm có lề đường lớn hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy đảm bảo việc dừng đỗ xe ở đó không cản trở việc lưu thông với phương tiện khác và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông; trong trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng; đỗ bám sát mép đường phía bên phải theo hướng đi của mình.
– Trước khi thực hiện xuống xe thì phải quan sát xung quanh để đảm bảo an toàn với những phương tiện khác. Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
– Việc dừng xe trong thời gian tạm thời thì không được tắt máy hoặc không được rời khỏi vị trí lái;
– Trong trường hợp xe đỗ trên những đoạn đường dốc phải tiến hành chèn bánh ngăn chặn việc để trôi xe tự nhiên do địa hình gây nên.
1.2. Những địa điểm không được thực hiện việc dừng, đỗ xe:
Người tham gia lưu thông cần lưu ý những địa điểm không được dừng xe tại các vị trí sau đây:
– Dừng xe phía bên trái đường một chiều;
– Những khu vực mà có vị trí địa lý trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
– Dừng đỗ xe trên cầu, gầm cầu vượt cũng hoàn toàn bị nghiêm cấm;
– Trên thực tế, nếu có 1 xe đang dựng song song với vị trí mà phương tiện mình định dừng đỗ thì không được dừng đỗ xe ở vị trí đó;
– Phần đường dành cho người đi bộ qua đường chỉ được dành cho người đi bộ những phương tiện khác không được đi vào cũng như thực hiện dừng đỗ;
– Khu vực có đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
– Điểm dừng của xe buýt;
– Việc dừng xe phải tránh dừng đỗ trước cổng trụ sở cơ quan, tổ chức và khoảng cách phải cách 5 mét tính đến hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
– Những phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
– Các khu vực trong phạm vi an toàn của đường sắt;
– Nếu dừng xe ở địa điểm lựa chọn mà làm cho biển báo hiệu đường bộ bị che khuất.
Như vậy, phương tiện giao thông trong đó có ô tô và xe máy nếu dừng đỗ xe ở điểm đón khách; trả khách của xe buýt là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Dừng, đỗ xe ở điểm đón khách của xe buýt có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
– Mức xử phạt đối với ô tô:
Theo Điểm đ khoản 3 Điều 5
Khi điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ an toàn từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
+ Thực hiện việc bấm còi, rú ga liên tục gây ảnh hưởng trật tự an ninh; bấm còi hơi, sử dụng đèn không đúng địa điểm như sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, Trong một số trường hợp các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định sẽ không bị xử lý theo những lỗi quy định ở trên;
+ Quá trình chuyển hướng xe nhanh chóng mà không giảm tốc độ hoặc không có bất kỳ một tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện lưu thông khác về hướng rẽ của mình (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
+ Với các khu vực quy định về dừng xe, đỗ xe tại đoạn đường bộ giao nhau không tuân thủ theo đúng quy định; cá nhân điều khiển xe lựa chọn dừng xe, đỗ xe không đảm bảo phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
+ Việc dừng xe, đỗ xe tại vị trí cấm như: khu vực đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; khu vực được lập nên là điểm dừng đón, trả khách của xe buýt mà người điều khiển phương tiện có vi phạm; việc dừng đỗ trước cổng hoặc và để xe nằm trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; những khu vực có phần đường bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; dừng đỗ xe làm ảnh hưởng tầm nhìn, che khuất biển báo hiệu đường bộ; hoặc những nơi mở dải phân cách giữa;
+ Những khu vực được phép đỗ xe mà tiến hành đỗ xe không sát theo lề đường, không sát hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc không đảm bảo khoảng cách giữa bánh xe với lề đường, hè phố dưới 0,25 m; phương tiện đỗ trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt là có vi phạm; với những khu vực đặt miệng cống thoát nước mà đỗ xe trên địa điểm này,cùng với đó vi phạm đến miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; lựa chọn đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; khi có biển “ cấm đỗ xe”, “cấm dừng xe và đỗ xe” nhưng vẫn cố tình thực hiện đỗ xe tại các biển báo, ngoại trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;
+ Để bảo bảo an toàn khi lưu thông nhưng phương tiện lại không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng. Khoảng thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn mà không dùng đèn đúng quy định là đang vi phạm quy định ; hoặc hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều gây nên nguy hiểm cho phương tiện đối diện mình;…
Theo quy định nêu trên, người dừng xe ô tô, xe máy ở bến, điểm dừng xe buýt có thể áp dụng mức phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng.
– Mức xử phạt đối với xe máy:
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 6
Mức xử phạt khi người điều khiển xe máy dừng đỗ tại địa điểm không được cho pho phép là từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm:
+ Những khu vực dành riêng cho hoạt động xe buýt công cộng mà dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, những đoạn đường bộ giao nhau, hoặc dừng đỗ trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
+ Những khu vực đã được đặt biển với nội dung như: “Cấm dừng xe và đỗ xe” ; “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” nhưng cố tình vi phạm;
+ Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
3. Cá nhân vi phạm có thể nộp phạt bằng cách nào?
Cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Thực hiện việc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
– Thông thường trên bản quyết định xử phạt sẽ ghi số tài khoản của Kho bạc nhà nước để cá nhân thực hiện nghĩa vụ, hoặc nộp trực tiếp;
– Cá nhân có hành vi vi phạm có thể lựa chọn nộp phạt vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính như bưu điện.
Ngoài ra, người dân từ ngày 1/7/2022 có thể thực hiện nộp phạt vi phạm trên trang Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm tiến hành tạo tài khoản và đăng nhập trên Cổng dịch vụ công và tiến hành tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông bằng hình thức online.
4. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền xử phạt đối với người dừng xe ô tô ở điểm đón khách của xe buýt không?
– Theo khoản 4 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân thì những cá nhân giữ vị trí sau đây đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt xe dừng đỗ tại bến, điểm dừng xe buýt:
+ Trưởng Công an cấp huyện;
+ Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
+ Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
+ Trưởng, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
+ Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông;
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt;
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ;
+ Trưởng phòng Cảnh sát cơ động;
+ Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động.
– Các cá nhân nêu trên có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt như sau:
+ Tùy vào mức độ vi phạm thì áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo;
+ Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính có thể ra quyết định xử phạt mức tiền lên đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Tang vật, phương tiện này có giá trị không quá 30.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính hoàn toàn có quyền xử phạt hành chính đối với người dừng xe ô tô ở điểm đón khách của xe buýt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.