Tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp? Các thuật ngữ tiếng Anh? Các yếu tố cấu thành tội phạm? Hình phạt tội xâm phạm chỗ ở của người khác?
Chỗ ở hợp pháp của người khác thuộc quyền quản lý, đảm bảo an toàn của họ. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Cho nên các hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp là đang xâm phạm các quyền của họ được pháp luật bảo vệ. Tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà có thể đang vi phạm hành chính, phạm tội theo Bộ luật hình sự. Cùng tìm hiểu các mức xử phạt của các hành vi vi phạm của tội phạm được thực hiện.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp:
Xâm phạm chỗ ở của người khác là vi phạm pháp luật:
Căn cứ vào điều 42 Hiến pháp quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
“1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”
Do đó mà ngoài các trường hợp được khám xét theo quy định pháp luật, quyền bất khả xâm phạm phải được thực thi.
Hành vi này cấu thành tội gì?
Cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 158 BLHS: Tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Cụ thể có thể hiểu các hành vi được thực hiện như sau:
Xâm phạm chỗ ở của người khác là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi được mô tả dưới đây:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.
+ Đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ.
+ Có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
Thế nào là hành vi xâm phạm gia cư bất hợp pháp?
Pháp luật chỉ quy đinh các hành vi khám xét chỗ ở hợp pháp. Bao gồm:
– Khám xét chỗ ở theo quy định Bộ luật Tố tụng Hình sự, gồm:
+ Điều 140 – căn cứ khám chỗ ở của công dân;
+ Điều 141 – thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân;
+ Điều 143 – Nội dung khám chỗ ở của công dân.
– Khám xét chỗ ở theo quy định của
+ Điều 49 – Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện;
+ Điều 45 – thẩm quyền khám xét nơi cất giấu tang vật phương tiện.
Như vậy, ngoài những quy định pháp luật nêu trên, hành vi thực hiện được coi là khám xét trái pháp luật. Các hành vi đều đang xâm phạm quyền chính đáng của người khác được pháp luật trao cho và bảo vệ.
Xử lý vi phạm hành chính:
Điều 59 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP có quy định:
“Điều 59. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.”
Nếu thực hiện hành vi này mà chưa cấu thành tội phạm hình sự thì phải chấp hành xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, tùy thuộc vào cách thức, mức độ nghiêm trọng của hành vi thực hiện. Nếu có có thêm sự đe dọa bạo lực, hành vi này có tính côn đồ, nghiêm trọng hơn. Mức phạt cao nhất có thể áp dụng là 500 nghìn đồng.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Xâm phạm chỗ ở, xâm phạm gia cư bất hợp pháp tiếng Anh là Infringement on residence, trespassing on illegal housing.
3. Các yếu tố cấu thành tội phạm:
3.1. Quy định pháp luật:
Hành vi phải được thực hiện đúng như mô tả thì mới cấu thành tội phạm. Theo đó, pháp luật quy định về tội phạm này như sau:
“Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
c) Dùng mọi thủ đoạn trái pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Phân tích quy định pháp luật:
Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là thực hiện một hoặc nhiều hành vi quy định trong điểm a, b, và c khoản 1 điều này. Chỉ cần một hành vi thực hiện đã được xác định là căn cứ của tội phạm được thực hiện.
Mặt dù điều văn của điều luật nêu ba loại hành vi ( khám, đuổi hoặc hành vi khác), nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm. Cũng như pháp luật xác định xảy ra khi thực hiện một trong các hành vi được liệt kê. Nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.
Khoản 2 nêu ra các căn cứ để chấp hành đối với khung hình phạt tăng nặng. Bởi các mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm và tổn hại được thực hiện là lớn hơn.
Tội phạm hoàn thành:
Tội phạm hoàn thành kể từ khi quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân bị xâm hại, không kể mức độ gây hại nhiều hay ít. Tức là họ thể hiện các hành vi của mình đúng theo mô tả của cấu thành tội phạm. Nếu chỗ ở của công dân chưa bị xâm phạm thì không cấu thành tội này.
Các hành vi phạm tội phải được thực hiện, có sự xâm phạm đối với chỗ ở của người khác thì mới được xem là tội phạm hoàn thành.
3.2. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội phạm này được thực hiện thông qua một hoặc các hành vi theo mô tả ở điều luật.
– Có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác. Không có sự đồng ý của người có đó, hay không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ: Một người vì nghi ngờ người khác lấy trộm tài sản của mình nên đã vào nhà của người khác để lục soát.
– Có hành vi đuổi trái pháp luật người khác khỏi nơi ở của họ. Có thể thực hiện bằng việc đe dọa, dùng vũ lực,…
+ Lưu ý:
Đối tượng của tội phạm có thể là nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của ngươi bị hại. Các địa điểm này được người sử dụng sử dụng trong nhiều mục đích, trong đó có nhu cầu để ở. Có thể là nơi ở nhờ, nơi thuê để ở hoặc bất cứ nơi nào như nhà kho, thùng xe, trên ghe tàu,…
3.3. Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Đây là các quyền được Hiến pháp ghi nhận và quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật khác.
3.4. Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Đây là hành vi bất hợp pháp, có sự chủ động, cố tình thực hiện để đạt được mục đích đề ra.
3.5. Chủ thể:
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
4. Hình phạt tội xâm phạm chỗ ở của người khác:
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành hai khung. Trình bày theo khoản 1, khoản 2 và hình phạt bổ sung có thể được thực hiện quy định ở khoản 3. Cụ thể như sau:
4.1. Khung một (khoản 1):
Khi một hoặc nhiều hơn các hành vi mô tả được thực hiện mà không có tình tiết tăng nặng, tội phạm đang thực hiện theo khoản 1.
Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
Như vậy, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tính chất của hành vi hay các căn cứ giảm nhẹ tội mà lựa chọn một trong các mức hình phạt cụ thể.
– Mứ hình phạt cảnh cáo là nhẹ nhất.
– Cải tạo không giam giữ: Người phạm tội được sinh hoạt bình thường ở địa phương dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Phạt tù có thời gian dài nhất là một năm. Người phạm tội buộc phải cách ly với cộng đồng để thực hiện việc cải tạo.
4.2. Khung hai (khoản 2):
Có mức phạt tù từ một năm đến ba năm. Cho nên đối với người phạm tội, mức hình phạt cao nhất là 03 năm tù. Được áp dụng đối với một trong các hành vi phạm tội sau đây:
+ Phạm tội có tổ chức. Tức là có sự chuẩn bị các phương án, cách thức, công cụ hay phương tiện. Được hiểu là trường hợp phạm tội có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm. Các đối tượng phân công nhiệm vụ, phối hợp với nhau để thực hiện hành vi phạm tội.
Phạm tội có tổ chức thường mang tính côn đồ, vì mục đích xấu khác.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Trong chức vụ nhưng việc xâm phạm chỗ ở không thuộc vào các trường hợp được khám xét theo quy định pháp luật.
Ví dụ: Người có thẩm quyền (như Điều tra viên, Kiểm sát viên…) tiến hành lục soát nơi ở của người khác nhưng không có lệnh, không thuộc trường hợp khẩn cấp theo quy định.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật). Các hậu quả được xác định trực tiếp, gây ra từ hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp.
4.3. Hình phạt bổ sung (khoản 3):
Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. Khi người phạm tội không đảm bảo về chuẩn mực đạo đức, về sự tín nhiệm và suy thoái về đạo đức, phẩm chất, tư tưởng.
Hình phạt này được áp dụng đối với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn.