Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Nuôi con nuôi

Mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi

  • 03/08/2023
  • bởi Nguyễn Thị Ngọc Ánh
  • Nguyễn Thị Ngọc Ánh
    03/08/2023
    Luật Nuôi con nuôi
    0

    Nuôi con nuôi là sự kiện pháp lý quan trọng, nhằm phát sinh quan hệ nhân thân giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Dưới đây là bài phân tích về mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi:
      • 2 2. Thủ tục nhận con nuôi:
        • 2.1 2.1. Chuẩn bị hồ sơ:
        • 2.2 2.2. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
      • 3 3. Mẫu đơn xin nhận con nuôi:

      1. Mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi:

      Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo đó, cha mẹ nuôi là người nhận con, con nuôi là người được nhận nuôi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.

      Hiện nay, việc nhận con nuôi diễn ra phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên, xoay quanh hoạt động động nhận nuôi con nuôi, vẫn có rất nhiều sai phạm xảy ra liên quan đến việc không tuân thủ quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Với hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi, chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

      Cụ thể, quy định tại Điều 62 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, hành vi  vi phạm quy định về nuôi con nuôi sẽ bị xử phạt như sau:

      – Đối với một trong các hành vi sau, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:

      + Người nhận con nuôi khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;

      + Người nhận con nuôi có hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;

      + Người nhận con nuôi không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;

      + Người nhận con nuôi có hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.

      – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các cá nhân có một trong các hành vi sau:

      + Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi;

      + Làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;

      + Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;

      + Lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.

      – Đối với một trong các hành vi sau, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

      + Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;

      + Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp lợi dụng việc cho con làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước;

      + Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật;

      + Lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động.

      – Ngoài việc bị áp dụng hình phạt tiền, chủ thể vi phạm còn bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

      + Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi; làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.

      + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi; làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi…..

      Trên đây là mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về nhận con nuôi. Có thể thấy, đối với từng trường hợp, hành vi vi phạm cụ thể, mà hình thức xử phạt và mức xử phạt mà cơ quan Nhà nước đưa ra cũng là khác nhau.

      Biện pháp xử phạt mà Nhà nước đưa ra mang tính răn đe cao, nhằm mục đích xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, và để các hành vi này không còn tái diễn trong thực tiễn đời sống.

      2. Thủ tục nhận con nuôi:

      Việc nhận con nuôi được thực hiện theo các quy trình, thủ tục sau đây:

      2.1. Chuẩn bị hồ sơ:

      Chủ thể có nhu cầu nhận con nuôi sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau đây:

      Đối với người nhận nuôi

      Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm:

      +  Đơn xin nhận con nuôi;

      – Bản sao có công chứng Hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

      + Phiếu lý lịch tư pháp;

      + Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

      + Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

      + Văn bản, giấy tờ xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp

      Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi gồm:

      + Giấy khai sinh;

      + Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

      + Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

      + Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;

      + Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ đã chết;

      + Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ mất tích

      + Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự

      + Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

      Như vậy, hồ sơ xin nhận con nuôi mà các cá nhân nộp lên cho cơ quan chức năng có thẩm quyền bao gồm hồ sơ của người nhận con nuôi và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi.

      Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người dân sẽ gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.

      2.2. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

      Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ mà người dân gửi lên.

      Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi thuộc về các cơ quan sau đây:

      + UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con nuôi hoặc người nhận nuôi nếu nhận con nuôi trong nước

      + UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương nơi thường trú của con nuôi khi việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.

      + Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài nếu việc nhận nuôi con nuôi là của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

      Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, giải quyết yêu cầu nhận con nuôi của người dân. 

      Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ chức năng sẽ hoàn trả hồ sơ về để người dân chỉnh lý và bổ sung. Khi trả hồ sơ về, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải nêu rõ lý do trả hồ sơ bằng văn bản.

      3. Mẫu đơn xin nhận con nuôi:

      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      _____***_____

      ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI

      Kính gửi:[1] ………..

      Chúng tôi/tôi là:

      Ông

      Bà

       

      Họ và tên

       

       

      Ngày, tháng, năm sinh

         

      Nơi sinh

         

      Dân tộc

         

      Quốc tịch

         

      Nghề nghiệp

         

      Nơi thường trú

         

      Số Giấy CMND/Hộ chiếu

         

      Nơi cấp

         

      Ngày, tháng, năm cấp

         

      Địa chỉ liên hệ

         

      Điện thoại/fax/email

       

       

      Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:

      Họ và tên: …… Giới tính: ……

      Ngày, tháng, năm sinh: …………

      Nơi sinh: ………

      Dân tộc: ……. Quốc tịch: ……..

      Nơi thường trú: ………

      Tình trạng sức khỏe: ……

      Họ và tên cha: ………….

      Ngày, tháng, năm sinh: ……….

      Dân tộc:……… Quốc tịch: ……

      Nơi thường trú: ……….

      Họ và tên mẹ: ………….

      Ngày, tháng, năm sinh: ………….

      Dân tộc:…….. Quốc tịch: ……..

      Nơi thường trú: ………..

      Họ và tên, nơi thường trú của cá nhân/tổ chức đang nuôi dưỡng/giám hộ trẻ em[2]:…….

      Quan hệ giữa người xin nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi:………

      Lý do xin nhận con nuôi: …………..

      Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho …….. [3] nơi chúng tôi/tôi thường trú.

      Đề nghị[4] ……. xem xét, giải quyết.

      …, ngày ……tháng ….. năm …..

      ÔNG BÀ

      (Ký, ghi rõ họ tên)

      Hướng dẫn:

      [1] Trường hợp người nhận con nuôi thường trú tại Việt Nam, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.

      [2] Không cần khai phần này nếu trẻ em đang sống cùng cha,mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì ghi tên, địa chỉ của cơ sở nuôi dưỡng. Trường hợp trẻ em đang sống cùng người giám hộ/người nuôi dưỡng, thì ghi họ tên, địa chỉ của người đang giám hộ/ nuôi dưỡng trẻ em.

      [3] Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

      [4] Như kính gửi.

      Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:

      Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Đăng ký nhận nuôi con nuôi


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Giấy khai sinh có ghi tên bố mẹ đỡ đầu (bố mẹ nuôi) không?

        Giấy khai sinh là gì? Quy định về nhận nuôi con nuôi? Có được bổ sung tên cha, mẹ nuôi trong giấy khai sinh không? Hồ sơ bổ sung tên cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh?

        ảnh chủ đề

        Cách xin con nuôi ở bệnh viện? Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi?

        Nuôi con nuôi (Adoption) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang Tiếng Anh? Cách xin con nuôi ở bệnh viện? Nhận nuôi con nuôi trong nước? Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài? Nhận trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi?

        ảnh chủ đề

        Một người có được làm con nuôi của nhiều người không?

        Một người có được làm con nuôi của nhiều người không? Hồ sơ, thủ tục, và điều kiện của người nhận nuôi con nuôi. Trẻ thế nào được làm con nuôi?

        ảnh chủ đề

        Có được phép nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi không?

        Có được phép nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi không? Trường hợp nào được phép nhận con riêng làm con nuôi? Thủ tục nhận nuôi con nuôi.

        ảnh chủ đề

        Đăng ký khai sinh và cho con nuôi

        Đăng ký khai sinh và cho con nuôi. Có được đăng ký khai sinh cho con tại nơi đăng ký tạm trú, thủ tục cho con nuôi và nhập hộ khẩu về nhà họ.

        ảnh chủ đề

        Hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi

        Theo Luật Nuôi con nuôi quy định thủ tục của người được nhận làm con nuôi phải có giấy khám sức khoẻ.

        ảnh chủ đề

        Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi

        Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi (Điều 40 Luật Nuôi con nuôi 2010) được quy định như sau:

        ảnh chủ đề

        Quyết định số 575/QĐ-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2016

        Thủ tục hành chính mới ban hành và 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa.

        ảnh chủ đề

        Người nước ngoài có được nhận con rơi làm con nuôi không?

        Người nước ngoài có được nhận con riêng làm con nuôi không? Thủ tục pháp lý nhận con nuôi

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|757817|
        "