Khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy mức xử phạt vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước:
1.1. Quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước:
– Quan trắc: Tại khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có giải thích về quan trắc môi trường, Điều này giải thích quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, những nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm để cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đến môi trường.
– Giám sát tài nguyên nước: Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2021/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định về hình thức gián sát tài nguyên nước, Điều này quy định giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là việc kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua hoạt động theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
1.2. Mức xử phạt vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước:
Căn cứ Điều 8 Nghị định 36/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, theo quy định này, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức nếu cá nhân, tổ chức có hành vi không báo cáo kết quả quan trắc, giám sát cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức nếu cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm sau:
+ Không lưu trữ thông tin, số liệu quan trắc theo quy định;
+ Không quan trắc dưới 25% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định;
+ Lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát không đúng theo quy định.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức nếu cá nhân, tổ chức có hành vi không quan trắc từ 25% đến dưới 50% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định.
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức nếu cá nhân, tổ chức có hành vi không quan trắc từ 50% đến dưới 75% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức nếu cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Không quan trắc từ 75% các thông số phải quan trắc, giám sát trở lên theo quy định;
+ Không lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát theo quy định;
+ Quan trắc, giám sát không đúng tần suất theo quy định;
+ Quan trắc, giám sát không đúng thời gian theo quy định;
+ Quan trắc, giám sát không đúng vị trí theo quy định;
+ Không thực hiện việc kết nối, truyền tải dữ liệu quan trắc, giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức nếu cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Không thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định;
+ Làm sai lệch số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước.
2. Quy trình xử phạt vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước:
Quy trình xử phạt vi phạm về quan trắc, giám sat tài nguyên nước được thực hiện như sau:
2.1. Lập biên bản vi phạm hành chính:
Những người có thẩm quyền sau đây lập biên bản vi phạm hành chính sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước:
– Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ;
– Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ;
– Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ra quyết định thanh tra;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; do Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra;
– Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thanh tra chuyên ngành công thương;
– Thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;
– Lực lượng Công an nhân dân;
– Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển;
– Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đang thi hành công vụ của:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Cục Quản lý tài nguyên nước;
+ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Phòng Tài nguyên môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Biên bản vi phạm hành chính hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước có nội dung chủ yếu sau đây:
– Thời gian, địa điểm lập biên bản hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
– Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
– Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
– Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
– Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
– Quyền và thời hạn giải trình.
2.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước:
+ 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính: đối với vụ việc về vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước không yêu cầu giải trình, xác minh và vụ việc vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh.
+ 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính: Đối với vụ việc vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh.
+ 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính: Đối với vụ việc vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước phải tuân thủ thời hạn nêu trên, những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước bao gồm:
– Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ;
– Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ;
– Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ra quyết định thanh tra;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; do Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra;
– Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;
– Lực lượng Công an nhân dân;
– Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển.
2.3. Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm về quan trắc, giám sát tài nguyên nước
– Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì người bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo thời hạn đó.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ môi trường 2020
– Nghị định 36/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản.