Công bố mỹ phẩm là việc làm quan trọng trước khi đưa sản phẩm mỹ phẩm của cá nhân, doanh nghiệp lưu hành trên thị trường. Vậy nếu vi phạm về công bố mỹ phẩm thì mức xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về công bố mỹ phẩm:
Theo quy định, có thể hiểu mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người như: da, lông, tóc, móng tay, móng chân, môi, răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
Công bố mỹ phẩm là việc mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu mỹ phẩm tiến hành các thủ tục để được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời cá nhân, tổ chức này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Như vậy phải được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thì các cá nhân, tổ chức mới được đưa mỹ phẩm ra thị trường.
Việc công bố mỹ phẩm sẽ giúp cho người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm tránh hàng giả, hàng nhái, đưa mỹ phẩm đến tay người tiêu dùng một các hiệu quả nhất, là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh khi mỹ phẩm có rủi ro đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là số do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp khi tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm, có giá trị chứng nhận sản phẩm mỹ phẩm đã được tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, số tiếp nhận này không có giá trị chứng nhận sản phẩm đó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, đáp ứng tất cả các yêu cầu theo quy định.
Thẩm quyền cấp giấy phép công bố mỹ phẩm được quy định đó là đối với mỹ phẩm nhập khẩu thì là Cục Quản lý dược – Bộ Y tế. Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước là Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.
2. Mức xử phạt vi phạm về công bố mỹ phẩm như thế nào?
Theo pháp luật hiện hành thì mỹ phẩm là sản phẩm cần được công bố trước khi được bày bán, việc công bố trước này có ý nghĩa vô cùng quan trong như đã phân tích ở phần trên. Căn cứ Điều 68 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực y tế thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm được quy định như sau:
– Hành vi vi phạm:
+ Hành vi kê khai không đúng các nội dung trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
+ Hành vi thay đổi nội dung đã công bố và đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Đối với cá nhân có một trong các hành vi nêu trên thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hành vi kê khai không đúng các nội dung trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
– Hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm.
– Hành vi giả mạo tài liệu, sử dụng con dấu giả hoặc giả mạo chữ ký, dấu của cơ quan chức năng Việt Nam hoặc nước ngoài, của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Nếu một trong các hành vi vi phạm nêu trên có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định công bố mỹ phẩm:
Căn cứ chương III Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực y tế một số cơ quan sau có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định công bố mỹ phẩm đó là:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến đến đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Chánh Thanh tra Bộ; Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; Cục trưởng Cục Quản lý dược; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực y tế
Thông tư