Đối thoại tại nơi làm việc là hoạt động mang tính thường niên mà các doanh nghiệp tiến hành thực hiện. Vậy mức xử phạt vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đối thoại tại nơi làm việc?
Đối thoại tại nơi làm việc là khái niệm quen thuộc mà ta thường bắt gặp khi nhắc đến quan hệ lao động.
Về cơ bản, có thể hiểu, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc giữa người sử dụng lao động với tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Bản chất của đối thoại tại nơi làm việc là việc phát biểu, trao đổi ý kiến của người lao động và người sử dụng lao động nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả hai bên.
Đối thoại tại nơi làm việc có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:
– Đối thoại tại nơi làm việc là một trong những phương thức trao đổi ý kiến giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực tế, trong quan hệ lao động thường phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc đối thoại giúp các bên lắng nghe ý kiến của nhau, từ đó đưa ra phương hướng hoạt động chung nhất, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên.
– Đối thoại tại nơi làm việc giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng lao động. Đây được xem là một trong những chất xúc tác hữu hiệu nhất, thúc đẩy sự phát triển chung nhất của nền kinh tế nước nhà.
2. Quy định của pháp luật về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc:
– Thời gian tổ chức đối thoại: Về cơ bản, việc tổ chức đối thoại thường diễn ra theo định kỳ ít nhất mỗi năm một lần; hoặc khi có yêu cầu tổ chức đối thoại nơi làm việc của người lao động hoặc người sử dụng lao động.
– Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 62
+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo
+ Trong trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
+ Trong trường hợp thay đổi phương án sử dụng lao động.
+ Trong trường hợp xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
+ Trong trường hợp đưa ra cơ chế thưởng lương.
+ Trong trường hợp đưa ra nội quy lao động.
+ Trong trường hợp người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Bộ luật lao động 2019, nội dung của tổ chức đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:
+ Tổ chức đối thoại để bàn thảo về tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
+ Tổ chức đối thoại được diễn ra khi thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
+ Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc để trao đổi giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện làm việc.
+ Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc để thuận theo yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
+ Khi có yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động thì tổ chức đối thoại sẽ được tổ chức.
+ Khi người sử dụng lao động hoặc người lao động quan tâm, cần thỏa thuận với bên còn lại về vấn đề nào đó, họ sẽ có quyền yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
– Số lượng thành viên tham gia tổ chức đối thoại tại nơi làm việc:
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, số lượng thành viên tham gia tổ chức đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:
+ Đối với bên người sử dụng lao động:
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
+ Đối với bên người lao động:
Căn cứ vào điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
Nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động thì sẽ có ít nhất 03 người lao động tham gia tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động thì có ít nhất từ 04 người đến 08 người tham gia tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động thì cần ít nhất từ 09 người đến 13 người tham gia đối thoại tại nơi làm việc.
Nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động thì cần ít nhất từ 14 người đến 18 người tham gia đối thoại.
Nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động thì cần ít nhất từ 19 đến 23 người.
Nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên thì cần ít nhất 24 người.
Trên đây là những quy định căn bản nhất mà Nhà nước đưa ra về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Các quy định này của Nhà nước giúp việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc diễn ra khoa học, khách quan, đạt hiệu quả cao. Từ đó góp phần thúc đẩy tính hiệu quả trong quan hệ đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động.
3. Mức xử phạt vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc?
Đối thoại tại nơi làm việc là hoạt động thường niên, mang tính chất bắt buộc mà các doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện. Thông qua hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, sẽ góp phần thúc đẩy sự liên kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thông qua đối thoại, các bên sẽ trao đổi với nhau về tâm tư, nguyện vọng của mình; từ đó đưa ra phương hướng hoạt động sao cho phù hợp nhất, đáp ứng quyền lợi của cả hai bên.
Khi tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định của thể mà Nhà nước đưa ra. Song, trong thực tế, không ít trường hợp vi phạm nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc. Việc vi phạm các quy định mà Nhà nước đưa ra dẫn đến những hệ quả tiêu cực cho quá trình hoạt động của người sử dụng lao động và người lao động; quan hệ trao đổi quyền lợi giữa các chủ thể này.
Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra quy định về mức xử phạt đối với đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc tại Điều 14
– Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Người sử dụng lao động không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật;
+ Người sử dụng lao động không bố trí địa điểm và bảo đảm các điều kiện vật chất khác cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
+ Đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, khi vi phạm quy định tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động 2019;
Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động