Phát triển thủy sản được xem là một trong những ngành nghề kinh tế quan trọng của quốc gia gắn liền với thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, pháp luật hiện nay cũng có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó thì có thể kể đến một số mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
Thứ nhất, mức phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các. Mức phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản. Theo đó thì sẽ bị phạt tiền đối với những hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi không rành hành lang di chuyển cho các loài thủy sản theo quy định của pháp luật khi tiến hành hoạt động khai thác thủy sản bằng các ngành nghề cố định hợp pháp ở sông hồ, đầm phá, có hành vi không tạo đường di cư và không rành hành lang an toàn tí chuyển cho các loài thủy sản trong quá trình xây dựng hoặc thay đổi hoặc có các hành vi thể hiện hoạt động phá bỏ công trình hoặc các hoạt động khác liên quan đến đường di cư của các loài thủy sản, có hành vi cản trở trái phép quá trình di cư tự nhiên của các loại thủy hải sản trên thực tế;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi hủy hoại nguồn thuỷ lợi và hủy hoại nguồn thủy hải sản hoặc hủy hoại hệ sinh thái trái quy định của pháp luật, có hành vi hủy hoại các khu vực thủy hải sản tập trung sinh sản hoặc các khu vực thủy sản còn non tập trung để sinh sống và phát triển, phá hoại nơi cư trú của các loài thủy sản thuộc danh mục thủy hải sản quý hiếm hoặc các loài thủy sản thuộc danh mục thủy hải sản cần được ưu tiên bảo vệ;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi lấn chiếm hoặc những đối tượng có hành vi gây hại cho các khu bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản;
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với những biểu tượng có hành vi thăm dò hoặc khai thác tài nguyên trái phép, các đối tượng có hành vi xây dựng hoặc phá bỏ các công trình dưới mặt nước, xây dựng hoặc phá bỏ các công trình dưới lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc làm mất đi nguồn lợi thủy hải sản hoặc có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống và các khu vực sinh sản tập trung của các loại thủy hải sản, các khu vực thủy sản còn non tập trung để sinh sống và phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường di cư của các loại thủy hải sản.
Thứ hai, mức xử phạt được quy định đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản. Theo đó, nếu các đối tượng có hành vi khai thác thủy hải sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khai thác trong các khu vực khai thác có thời hạn nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt theo mức như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những loại tàu cá có chiều dài 12m trái quy định của pháp luật tiến hành hoạt động khai thác thủy sản hoặc tiến hành hoạt động khai thác thủy sản nhưng không sử dụng tàu cá;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi của các đối tượng sử dụng tàu cá có chiều dài lớn hơn 12m đến những tàu cá có chiều dài dưới 15m để tiến hành hoạt động khai thác thủy hải sản trái phép;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến những loại tàu cá có chiều dài dưới 24m để tiến hành hoạt động khai thác thủy sản trái phép;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những đối tượng có hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên để tiến hành hoạt động khai thác thủy sản trái phép.
Như vậy có thể nói, cần phải tuân thủ mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo như phân tích nêu trên.
2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định về các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với những vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì các tổ chức và cá nhân sẽ phải chịu hình thức xử phạt chính đó là phạt tiền theo như phân tích nêu trên.
Thứ hai, căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm khác nhau mà tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy sản có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau:
– Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy hải sản bao gồm tàu cá, hóa chất, chất độc, thủy sản và các sản phẩm thủy sản khác tương tự, giấy chứng nhận và xác nhận giấy phép hoặc văn bản cho phép và các loại chứng chỉ hành nghề bị tẩy xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung so với nội dung ban đầu mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Thứ ba, các biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này có thể kể đến như sau:
– Buộc thà thủy sản còn sống trở lại môi trường sống vốn có của chúng;
– Buộc chuyển giao thủy sản thuộc danh mục các loại thuỷ sản nguy cấp quý hiếm đã chết cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý;
– Buộc phải thả bổ sung các loại thuỷ sản nguy cấp quý hiếm theo quy định của pháp luật;
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các phân khu chức năng trong các khu bảo tồn biển và các khu được xác định là môi trường sống của các loại thủy hải sản, các khu vực biển và các vùng nước cảng cá, các công trình cảng cá;
– Buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng các giống thủy sản và các loại thuỷ sản, các sản phẩm thủy sản và thức ăn thủy sản, sản phẩm sử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định pháp luật;
– Buộc phải tái giống các loài thủy sản và thức ăn thủy sản, sản phẩm sử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
– Buộc tái chế thức ăn thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
– Buộc những đối tượng được xác định là chủ tàu cá phải hoàn trả toàn bộ các kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài bắt giữ về nước;
– Bắt buộc phải tháo dỡ các loại tàu cá thuộc diện cấm phát triển hoặc các loại tàu cá mới được đóng và cải hoàn nhưng không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bắt buộc phải treo quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cờ có quốc tịch của các quốc gia khác và bắt buộc phải trả lại diện tích mặt biển đã lớn chiếm hoặc bắt buộc tại xuất các loại tàu cá khác nhau.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản:
Nhìn chung thì thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản đóng vai trò vô cùng quan trọng và là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động xử phạt khi phát hiện và có căn cứ nhận thấy các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Bởi vì suy cho cùng thì nếu như không kiểm soát gắt gao lĩnh vực thuỷ sản thì các đối tượng sẽ lợi dụng sơ hở của pháp luật để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, từ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của các loài thủy sản, đặc biệt là những loài thủy sản thuộc cấp quý hiếm cần phải được bảo vệ. Đời sống ngày càng phát triển thì lĩnh vực thủy sản cũng ngày càng được quan tâm, công nghệ ngày càng phát triển thì lĩnh vực thủy sản cũng ngày càng được nâng tầm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được xác định là 01 năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính trong quá trình sản xuất và mua bán, nhập khẩu hoặc xuất khẩu các loại tàu cá, nhập khẩu và xuất khẩu các loại giống thủy sản và thức ăn thủy sản, sản phẩm sử lý môi trường nuôi trồng thủy hải sản và bảo vệ các nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính xác được xác định là 02 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.