Đa dạng sinh học có ý nghĩa voocungf quan trọng đối với quốc gia trên nhiều lĩnh vực cũng như có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người. Vậy, mức xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đa dạng sinh học được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hành chính áp dụng cho vi phạm quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học có thể hiểu đơn giản là sự phong phú về gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học có tầm quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến các quốc gia, có thể mang lại giá trị kinh tế, góp phần cung cấp nguồn nhiên liệu, lương thực, thực phẩm giúp cho con người có thể tạo ra các sản phẩm, công cụ hỗ trợ để sử dụng trong đời sống thường ngày; Đặc biệt đa dạng sinh học cũng mang ý nghĩa quan trọng trong việc tác động đến môi trường sống điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Những hành vi vi phạm trong lĩnh vực đa dạng sinh học sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 50 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP, cụ thể:
– Áp dụng mức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi không tuân thủ việc báo cáo tình trạng loài thông danh mục loài nguy cấp quý hiếm được xác nhận là ưu tiên bảo vệ theo quy định;
– Với những loài nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo, các loài thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ tại cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo phục vụ mục đích thương mại không tuân thủ các quy định của pháp luật thì những hành vi này sẽ bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản ngoại trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
– Có sự vi phạm liên quan đến hành vi không đăng ký khai báo nguồn gốc, lập hồ sơ theo dõi các cá thể loài nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
– Mức tiền phạt tăng cao từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền trong dự án thành lập cơ sở bảo tồn sinh học ban hành kèm theo giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học cho cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Với một trong các hành vi vi phạm dưới đây thì có thể áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng:
+ Nếu có hành vi khai báo không đúng sự thật các điều kiện để được các giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Để có thể hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thì cần có giấy chứng nhận được các loại cơ quan có thẩm quyền tuy nhiên cá nhân, tổ chức hoạt động không có giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì sẽ dụng mức xử phạt nêu trên;
– Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính tùy vào hành vi vi phạm cụ thể các cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung trong đó phải kể đến việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm hoạt động không có giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được cấp đúng thẩm quyền.
Với quy định nêu trên, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học có thể bị áp dụng mức phạt tiền tối đa là 10.000.000 đồng và có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp nhất định.
2. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học:
Để có thể thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực đa dạng sinh học tìm những cơ sở phải được cấp giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền thì mới được coi là hoạt động hợp pháp. Tại khoản 2 Điều 42 Văn bản hợp nhất số 32/VBHN-VPQH 2018 Luật Đa dạng sinh học quy định về thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì cần phải đảm bảo những điều kiện dưới đây:
– Liên quan đến diện tích đất, chuồng trại, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu về nuôi trồng, nuôi sinh sản loài thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; hoặc thực hiện việc cứu hộ loài hoang; dã lưu giữ bảo quản nguồn gen và mẫu di truyền;
– Về trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật phải phù hợp với lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học;
– Ngoài ra, còn phải kể đến về năng lực tài chính khả năng quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học sao cho phù hợp;
– Hiện nay, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học và hỗ trợ nghiên cứu khoa học khu du lịch sinh thái có thể kể đến như:
+ Được thành lập các cơ sở nuôi trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm nằm trong danh sách ưu tiên được bảo vệ
+ Với mục đích được thành lập để cứu hộ những loài động vật hoang dã thì các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học này cũng phải được thành lập;
+ Cơ sở được thành lập với mục đích lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi vi sinh vật và nấm đặc hữu nguy cấp quý, hiếm, được xác định có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, đồng thời tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, sinh thái hoặc cảnh quan, môi trường và văn hóa- lịch sử của quốc gia; hỗ trợ việc lưu giữ bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
– Hồ sơ đã có thể hoàn tất việc thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo đúng quy định của pháp luật thì cần có những giấy tờ sau:
+ Cá nhân cần chuẩn bị một đơn đăng ký thành lập tại hiện rõ nội dung và mục đích việc thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Trình bày được dự án thành lập trong tương lai để cơ quan có thẩm quyền xem xét đánh giá;
+ Ngoài ra cần có những giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện đã được quy định trên.
Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Lưu ý rằng: việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến điều kiện nuôi trồng loài thuộc danh mục của loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc thực hiện hoạt động cứu hộ loài hoang dã; lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu; đồng thời là việc lưu giữ bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền, đăng ký thành lập, cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì tất cả những vấn đề này đều được Chính phủ quy định cụ thể
3. Cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học không phải là nghĩa vụ của bất kỳ cá nhân tổ chức nào cụ thể, mà đây được xác định là trách nhiệm của cả cộng đồng cũng như các quốc gia trên toàn thế giới.
– Quan trọng nhất trong việc bảo vệ đa dạng sinh học thì cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với quy định pháp luật về đa dạng sinh học: Những văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học thì các tổ chức cần phải nghiêm túc thực hiện và phổ biến các văn bản này;
Đồng thời, nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm quốc tế về bảo tồn quản lý đa dạng sinh học;
– Nếu nhận thấy hành vi gây tác động xấu đến môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh học thì sử dụng các hình thức đấu tranh phù hợp để phê phán mạnh mẽ những hành vi này, bài trừ những thói quen, sở thích sử dụng loài hoang dã làm trang sức, thực phẩm hoặc dùng trong chữa bệnh; Để nâng cao được năng lực nhận thức của mỗi người thì cũng phải cần mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho lực lượng có chức năng liên quan đến quản lý bảo tồn đa dạng sinh học;
Không chỉ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức mà còn liên quan đến đạo đức, uy tín của cá nhân trong việc tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học.
– Đối với mỗi quốc gia thì cần hoàn thiện hơn pháp luật về phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học. Các Sở ngành phải sát sao vấn đề này trên thực tế để đề xuất ra những văn bản quy phạm pháp luật có khả năng áp dụng trên thực tiễn một cách triệt.
– Tăng cường công tác phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học: Để có thể kiểm soát tốt được hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học thì các cá nhân cần chủ động nắm chắc tình hình tội phạm vi phạm pháp luật có liên quan kịp thời phát hiện và đưa ra hình thức xử lý nhanh chóng đồng thời cũng phải làm rõ được nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm để có thể đề ra được những phương án phòng tránh phù hợp cũng như đã khắc phục hiệu quả.
– Không chỉ đào tạo được về năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ mà còn cần tăng cường đầu tư hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học.
Đối với những ngành nghề bảo vệ đa dạng sinh học cần ưu tiên bố trí nhân lực từng bước đầu tư trang thiết bị. Cần xây dựng trung tâm xử lý thông tin và cơ sở dữ liệu về tội phạm và các hành vi vi phạm có liên quan đến lĩnh vực này; Đồng thời cũng thiết lập đường dây nóng để có thể nhanh chóng tiếp nhận thông tin.
– Lĩnh vực đa dạng sinh học đã có thể quản lý được tốt thì cần mở rộng trong quá trình hợp tác phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Mở rộng hợp tác không chỉ với các tỉnh lân cận để thu thập thông tin phối hợp giữa lý hiệu quả mà còn tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế về công tác phòng chống tội phạm hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Quốc gia tăng cường đàm phán với các điều ước quốc tế thỏa thuận quốc tế về vấn đề này và nghiêm túc thực hiện đầy đủ hiệu quả những điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đã tham gia.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 32/VBHN-VPQH 2018 Luật Đa dạng sinh học;
– Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.