Hiện tại tình trạng băng đĩa lậu được bày bán tràn lan trên thị trường đang ở mức báo động với quy mô và tính chất ngày càng nghiêm trọng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mức xử phạt vi đối với hành vi mua bán băng, đĩa lậu?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt vi phạm đối với hành vi mua bán băng, đĩa lậu:
1.1. Mua bán băng đĩa lậu có bị coi là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
Băng đĩa lậu hiện nay đã không còn xa lạ với các chủ thể trên thị trường. Băng đĩa lậu được suất hiện thông qua hành vi sao chép bản quyền mà không được sự đồng ý hợp pháp của chủ sở hữu. Vậy câu hỏi đặt ra, việc mua bán băng đĩa lậu có bị coi là hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần tìm hiểu các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 hiện hành có quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả, cụ thể như sau:
– Sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả khi thực hiện hoạt động chiếm đoạt quyền tác giả đối với các tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học và tác phẩm khoa học;
– Tiến hành hoạt động mạo danh tác giả trái với quy định của pháp luật và không được sự đồng ý của các tác giả hợp pháp;
– Tiến hành hoạt động công bố và phân phối tốc vật khi không được sự cho phép và đồng ý của tác giả hợp pháp;
– Công bố và phân phối tác phẩm khi không có sự đồng ý của tác giả hoặc đồng tác giả;
– Tiến hành sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, tiến hành cách xén nội dung của tác phẩm đó trái quy định của pháp luật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của tác giả;
– Tiến hành hoạt động sao chép tác phẩm mà không được sự đồng ý và cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ;
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc không được sự cho phép của tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ;
– Sử dụng các tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút hoặc không trả tiền thù lao, không thực hiện các quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật;
– Xuất bản các tác phẩm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
– Làm và bán các tác phẩm xâm phạm quy định của luật sở hữu trí tuệ, có những dấu hiệu mạo danh tác giả hợp pháp. Và những hành vi xâm phạm quyền tác giả khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi mua bán băng đĩa lậu được xem là một trong những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật nêu trên.
1.2. Mức xử phạt vi phạm đối với hành vi mua bán băng, đĩa lậu:
Khi xã hội càng phát triển thì đồng nghĩa với việc tệ nạn càng gia tăng với những thủ đoạn tinh vi hơn. Xã hội ngày nay tiến bộ thì chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Hiện nay thì việc giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và các quốc gia trên thế giới diễn ra một cách thường xuyên và phổ biến. Người ta ngày càng quan tâm hơn trong lĩnh vực văn hóa vì đây là một nét đẹp của đời sống. Bên cạnh việc thu nạp được những nét văn hóa tốt đẹp trong quá trình giao lưu và bổ sung thêm được những bản sắc và màu sắc mới mẻ, thì sự ảnh hưởng của những nét văn hóa không tốt đẹp lại đang tác động tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ người dân và đời sống văn hóa của nước ta. Vì thế cho nên nhà nước đã có những quy định cụ thể xoay quanh lĩnh vực này. Mua bán băng đĩa lậu được xem là một trong những hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực văn hóa. Đây là hành vi trái quy định của pháp luật như đã phân tích ở trên. Các chủ thể thực hiện hành vi này thì sẽ phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả khác nhau, cụ thể là căn cứ Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo, thì nhìn chung có thể thấy, các hình thức xử phạt và mức độ xử phạt đối với những chủ thể có hành vi mua bán băng đĩa lậu được ghi nhận như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với hành vi mua băng đĩa không dán nhãn trái quy định của pháp luật với số lượng từ 10 bản đến dưới 20 bản; mua bán nhãn băng đĩa phim giả với số lượng từ 10 nhãn đến dưới 50 nhãn;
– Phạt tiền từ trên 1 triệu đến 2,5 triệu đồng đối với hành vi mua, bán hoặc cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn trái quy định của pháp luật hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản; mua bán nhãn băng đĩa phim giả trái quy định của pháp luật với số lượng từ 50 nhãn trở lên;
– Mua băng đĩa phim không dán nhãntrái quy định của pháp luật với số lượng từ 100 bản đến dưới 500 bản;
– Phạt tiền từ trên 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi mua bán, cho thuê băng đĩa phim trái quy định của pháp luật không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 500 đến dưới 1.000 bản;
– Phạt tiền từ trên 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi mua bán, cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn trái quy định của pháp luật hoặc dán nhãn giả từ 1.000 đến dưới 5.000 bản;
– Phạt tiền từ trên 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi mua bán, cho thuê băng đĩa phim không dán nhãn trái quy định của pháp luật hoặc dán nhãn giả từ 5.000 bản trở lên;
– Các chủ thể có hành vi mua bán băng, đĩa lậu còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật vi phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
2. Hành vi mua bán băng, đĩa lậu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Các chủ thể thực hiện hành vi mua bán băng đĩa lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, nếu như hành vi đó đủ yếu tố để cấu thành các tội hình sự. Phổ biến nhất đối với hành vi mua bán băng đĩa lậu đó là dễ dàng vi phạm vào tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của pháp luật. Nếu như chủ thể có hành vi mua bán bóng điện lộn với mục đích và nội dung truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trái với quy định pháp luật và trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì sẽ bị truy cứu theo Điều 326 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có chung tượng là văn hoá phẩm đồi trụy. Đó có thể là: Sách, báo, đối tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thể là:
– Làm ra văn hoá phẩm đồi trụy (tạo ra hoặc tham gia tạo ra sản phẩm với vai trò khác nhau);
– Sao chép văn hoá phẩm đồi trụy (nhân bản sán phẩm);
– Lưu hành văn hoá phẩm đồi trụy (để người khác biết sản phẩm);
– Vận chuyển văn hoá phẩm đồi trụy, mua bản văn hoá phẩm đồi trụy, tàng trữ văn hoá phẩm đồi trụy …
Theo đó, điều luật quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản được quy định là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hai khung hình phạt tăng nặng là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm và từ 07 năm đến 15 năm. Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng chủ yếu là các dấu hiệu về số lượng vật phẩm đồi trụy, về phạm vi người tiếp cận với vật phẩm đồi trụy. Khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là hình phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 30 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phương hướng để ngăn chặn hành vi mua bán băng, đĩa lậu:
Như đã phân tích ở trên thì hành vi mua bán băng đĩa lậu đó không còn trở nên quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Băng đĩa lậu đã được coi là căn bệnh khá trầm trọng trong xã hội để lại nhiều hậu quả không đáng có. Hằng năm thì các chủ thể phát hành băng đĩa lậu có thể thu về những khoản lợi nhuận lớn dựa trên hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Cùng với sự tràn lan của băng đĩa lậu chính là mối nguy hại tìm ẩn về vấn đề suy thoái đạo đức ở một số bộ phận thanh niên gây nhức nhối cộng đồng và nhức nhối dư luận. Có thể kể đến nhiều nguyên nhân khiến cho vấn nạn này trở nên tràn lan, Đó chính là sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như sự phát triển của mạng internet, cùng với đó chính là việc buồn lòng của các cơ sở sản xuất băng đĩa dẫn đến hiện tượng không kiểm soát được vật liệu sản xuất đĩa … vì thế cho nên việc mua bán băng đĩa trên thị trường đã diễn ra một cách tràn lan với những giá thành rất rẻ có thể “đánh gục” các nhà sản xuất băng đĩa chân chính. Như vậy trước thực trạng đó, thì mỗi cá nhân chúng ta cần phải đề cao cảnh giác và các cơ quan chức năng cũng cần phải có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn hành vi mua bán băng đĩa lậu trên thị trường hiện nay.
Các nhà sản xuất khi tiến hành hoạt động sản xuất băng đĩa cần phải có mã nhận dạng nguồn để từ đó dễ dàng truy ra những đối tượng sử dụng băng đĩa trắng để sao chép lậu trái với quy định của pháp luật. Điều này đặt ra vấn đề trách nhiệm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc hạn chế nạn sao chép lậu có quy mô lớn từ đĩa trắng. Đồng thời việc sản xuất và kinh doanh các băng đĩa ở nước ta cần phải được tuân thủ theo quy định của
Ngoài ra thì các cơ quan chức năng cũng cần phải tổ chức các hoạt động quản lý thị trường phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Sẵn sàng xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời tổ chức tốt mạng lưới truyền thông và tuyên truyền pháp luật rộng rãi tới người tiêu dùng. Nhà nước ta cũng nên sớm ban hành luật về vấn đề này để hạn chế tình trạng mua bán băng đĩa lậu đang hoành hành. Chỉ có như vậy thì mới có thể giảm thiểu được thực trạng này trong thời gian tới.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.