Hiện nay, việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng diễn ra hết sức phổ biến tại nước ta. Hành vi này gây ra những hiệu quả tiêu cực cho các chủ thể trong quan hệ hôn nhân cũng như trật tự an toàn xã hội. Vậy mức xử phạt vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là chế độ hôn nhân một vợ một chồng?
Hôn nhân là quan hệ dân sự, được xác lập bởi hai chủ thể không cùng huyết thống với nhau. Hai chủ thể này sau khi đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước sẽ chính thức trở thành vợ chồng. Tại đó, các quan hệ nhân thân và tài sản sẽ phát sinh trong hôn nhân; các bên sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định trong cuộc hôn nhân này.
Thực tế, hôn nhân là phạm trù quan hệ xã hội có giá trị đặc biệt. Nó khi chỉ thuận theo tự nhiên về vấn đề duy trì nòi giống, mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của xã hội. Hôn nhân là nền tảng để hình thành và nuôi dưỡng các cá thể. Hay nói cách khác, nó là nguồn gốc căn bản nhất cho vòng tuần hoàn phát triển của xã hội. Chính vì vậy, khi bước vào hôn nhân, các cá nhân cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Một trong số đó là nguyên tắc tuân thủ chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Theo quy định tại Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con; giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Như vậy, hôn nhân một vợ một chồng là một trong những chế độ căn bản nhất mà pháp luật Việt Nam quy định, buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện.
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là việc một cá nhân chỉ có một người vợ (hoặc chồng) duy nhất; không được có chế độ đa thê, đa phu.
Quy định về chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà Nhà nước đưa ra có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự bền vững và phát triển tự nhiên của hôn nhân. Nó giúp các chủ thể trong quan hệ hôn nhân được đảm bảo sự công bằng, tránh trường hợp phân biệt giới tính, gây rối trật tự an toàn xã hội, sự phát triển văn minh của nước nhà.
2. Các trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:
Theo quy định tại điểm c Khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Dựa theo điều khoản này, có thể thấy, các trường hợp được xem là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bao gồm:
+ Trường hợp 1: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chưa có vợ, có chồng. Ở đấy, nếu một cá nhân đã kết hôn, đang trong quan hệ hôn nhân với vợ (hoặc chồng) của mình mà có hành vi qua lại, chung sống như vợ chồng với chủ thể khác thì sẽ được xem là trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B 36 tuổi. Năm 2013, anh B kết hôn với vợ là chị Phạm Thị L. Trong 8 năm sống chung, giữa hai người thường xảy ra những mâu thuẫn, bất động. Anh B thấy sống cùng vợ không hạnh phúc, nên anh đã quyết định qua lại với một đồng nghiệp là chị K. Anh B qua lại với chị K từ năm 2020. Đến năm 2021, mặc dù chưa ly hôn với vợ, nhưng anh B chuyển ra ngoài sống cùng chị K. Như vậy, trong trường hợp này, anh Nguyễn Văn B đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng khi đang có vợ mà sống chung như vợ chồng với người khác.
+ Trường hợp 2: Người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đang có vợ, có chồng. Trường hợp này ngược lại với trường hợp trên. Khi một cá nhân biết người mà mình qua lại đã có vợ (có chồng) mà vẫn sống chung như vợ chồng với họ thì cũng được xem là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Ví dụ: Nguyễn Thị M (20 tuổi), là sinh viên của Trường Đại học K. Đầu năm 2021, M gặp anh Đinh Văn B 30 tuổi. Anh B là một người đàn ông thành đạt, giàu có. Mặc dù biết anh B đã có chồng, nhưng M vẫn quyết định làm quen, qua lại. Đầu năm 2022, anh B mua cho M một căn hộ chung cư. Tại đây, hai người qua lại và sống chung như vợ chồng với nhau. Vậy ở trong tình huống này, không chỉ anh Đinh Văn B, mà chị Nguyễn Thị M cũng là đối tượng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Đây là hai trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng phổ biến nhất theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng đem đến những hệ quả nặng nề cho các chủ thể liên quan cũng như sự phát triển của xã hội. Cụ thể như sau:
+ Đối với các cá nhân trong quan hệ hôn nhân và các chủ thể liên quan: Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng ảnh hưởng đến quyền được hưởng hạnh phúc của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Bởi lẽ, khi vợ (hoặc chồng) vi phạm chế độ hôn nhân, sống chung như vợ chồng với người khác sẽ khiến phát sinh mâu thuẫn, gây tổn thương cho đối phương. Đây cũng được xem là một trong những lý do dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình. Bản chất và mục đích của hôn nhân là tạo dựng hạnh phúc cho các chủ thể thể tham gia. Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ khiến những giá trị này không được bảo đảm. Đồng thời, đây cũng là cơ sở khiến hôn nhân tan vỡ, ảnh hưởng đến con cái.
+ Đối với xã hội: Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là việc các cá nhân vi phạm các quy định về hôn nhân mà Nhà nước đưa ra. Điều này còn gây ra những vấn nạn trong xã hội: Bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng. Nó cũng được xem là chất xúc tác để gây bất ổn an ninh, trật tự an toàn xã hội.
3. Mức xử phạt vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng:
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hành vi trái pháp luật. Như đã phân tích, điều này dẫn đến những hậu quả rõ ràng cho sự phát triển của mỗi cá nhân, cũng như trật tự xã hội. Chính vì vậy, hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
– Khoản 1 Điều 59
+ Chủ thể nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Chủ thể nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, chủ thể nào có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tối đa là 5.000.000 đồng.
– Không chỉ bị xử phạt hành chính, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra những hậu quả nặng nề. Cụ thể như sau:
+ Người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như đã nêu có thể bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu thuộc vào một trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Việc vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng làm cho một hoặc cả hai bên phải ly hôn.
Trường hợp 2: Chủ thể vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng mà vẫn tiếp tục vi phạm.
+ Các cá nhân sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với các trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng sau đây:
Việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát. Hoặc đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có thể bị chịu mức hình phạt cao nhất là phạt tù đến 3 năm.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật hôn nhân và gia đình 2014;