Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí, xăng dầu được pháp luật quy định rất chi tiết và chặt chẽ. Dưới đây là mức xử phạt trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu:
Mục lục bài viết
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu:
Thứ nhất, hình phạt chính:
Căn cứ Điều 4 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT 2022 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu bao gồm:
– Hình thức phạt tiền.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí quy định như sau:
+ Đối với cá nhân: 1 tỷ đồng.
+ Đối với tổ chức: 2 tỷ đồng.
Mức phạt tiền đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí:
+ Đối với cá nhân: 100 triệu đồng.
+ Đối với tổ chức: 200 triệu đồng.
Lưu ý: mức phạt tiền theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT 2022 là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, trường hợp đối với hành vi vi phạm của cá nhân thì mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền của tổ chức.
Thứ hai, hình phạt xử phạt bổ sung:
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
– Trục xuất.
– Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; hoặc
– Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng.
(căn cứ khoản 2 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT 2022)
Thứ ba, áp dụng hình thức khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu, khí.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
– Buộc thu hồi chai LPG, LPG chai hoặc LPG chai mini không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường.
– Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng.
– Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
– Buộc nộp lại Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khi bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy phép.
(căn cứ khoản 3 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT 2022)
2. Một số mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu:
Hành vi | Mức phạt vi phạm | Căn cứ pháp lý |
Vi phạm quy định về hoạt động thăm dò dầu khí | ||
Không nộp tài liệu và mẫu vật thu được trong quá trình khoan cho cơ quan có thẩm quyền | Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng | Điều 6 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT 2022 |
Khoan ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng dầu khí khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng | Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng | |
Tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí khi hợp đồng dầu khí hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng | Phạt tiền từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng | |
Tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại khu vực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng. | Phạt tiền từ 600 triệu đồng đến 800 triệu đồng | |
Xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng | Phạt tiền từ 1,8 tỷ đến 1 tỷ đồng | |
Vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu | ||
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng bán lẻ xăng dầu | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng | Điều 14 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT 2022 |
Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước | ||
Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định. | ||
Thương nhân bán lẻ xăng dầu tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. | Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng | |
Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu | ||
Hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định | Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng | Điều 16 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT 2022 |
Không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu | Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng | |
Không đáp ứng điều kiện về kho, bể chứa xăng dầu | ||
Hành vi không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định. | Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng | |
Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân phân phối xăng dầu | ||
Hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường | Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng | Điều 17 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT 2022 |
Không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu | Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng | |
Không đáp ứng điều kiện về kho, bể chứa xăng dầu | ||
Không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu | Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 100 triệu đồng | |
Không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm theo quy định |
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ là 01 năm, ngoại trừ một số lĩnh vực thời hiệu xử lý sẽ là 02 năm như: kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả.
Theo đó, đối với lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu không nằm trong các lĩnh vực ngoại trừ trên. Do đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu sẽ là 01 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.