Rượu bia là những sản phẩm hiện đang được sử dụng phổ biến Vậy, theo quy định hiện nay thì có được sử dụng rượu bia để khuyến mại không trong khung giờ nào? Mức xử phạt quảng cáo rượu bia trong khung giờ bị cấm ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt quảng cáo rượu bia trong khung giờ bị cấm:
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 33 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo rượu, bia cụ thể như sau:
– Đối với một trong các hành vi khi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia sau đây thì sẽ bị phạt tiền có giá trị từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng :
+ Có các thông tin, hình ảnh mà có mục đích nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
+ Sử dụng các vật dụng, hình ảnh, những biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu về các sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia;
+ Thực hiện chương trình quảng cáo trong các sự kiện, trên các phương tiện có mục đích để quảng cáo, sản phẩm dành cho người chưa đủ 18 tuổi, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
+ Thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện giao thông;
+ Thực hiện việc quảng cáo trên báo nói, báo hình ngay trước, trong và ngay sau chương trình dành cho trẻ em; trong thời gian được xác định từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện việc quảng cáo trên phương tiện quảng cáo ngoài trời vi phạm đến quy định về kích thước, khoảng cách đặt phương tiện quảng cáo tính từ khuôn viên của cơ sở giáo dục, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện quảng cáo không có cảnh báo với mục đích để phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của pháp luật;
+ Quảng cáo trên các trang báo điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác mà không có các hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được quy định trên đây là mức phạt tiền đối với trường hợp cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện nay, nếu trường hợp thực hiện quảng cáo rượu bia trên báo nói, báo hình trong khung giờ bị cấm (18 giờ đến 21 giờ hàng ngày) thì tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền có giá trị từ 40 – 60 triệu đồng.
2. Sử dụng rượu bia để khuyến mại thì có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 100
– Hoạt động khuyến mại cho các hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng theo quy định.
– Sử dụng những hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại đó là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
– Hoạt động khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để thực hiện việc khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
– Hoạt động khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức.
– Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để nhằm lừa dối khách hàng.
– Khuyến mại để tiêu thụ những hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
– Thực hiện việc khuyến mại tại các nơi như trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Hứa tặng, thưởng nhưng lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng như đã hứa.
– Thực hiện việc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
– Thực hiện việc khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.
Theo đó,hiện nay pháp luật nghiêm cấm việc:
– Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để thực hiện việc khuyến mại cho người dưới 18 tuổi. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng rượu bia dưới 15 độ khuyến mại cho người trên 18 tuổi vẫn có thể được thực hiện.
3. Sử dụng rượu bia để khuyến mại phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm đ khoản 24 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định Hành vi vi phạm về khuyến mại như sau:
– Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
+ Thực hiện việc khuyến mại cho các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa mà hiện chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, rượu, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), dịch vụ khám hoặc chữa bệnh của cơ sở y tế về công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam hoặc các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật;
+ Sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa hiện chưa được phép lưu thông, dịch vụ hiện chưa được phép cung ứng; rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ hiện đang bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật;
+ Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để nhằm lừa dối khách hàng;
+ Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa được xác định là không bảo đảm chất lượng theo quy định;
+ Khuyến mại tại các trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Nội dung thi của chương trình khuyến mại được thực hiện theo các hình thức để bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn ra người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
+ Thực hiện khuyến mại dựa theo mô hình đa cấp, trong đó những đối tượng khuyến mại trong đó gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, người trước được hưởng lợi ích từ việc mua hàng của người sau mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Cũng tại quy định ở khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Mức phạt tiền được xác định tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa được xác định trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
Theo đó, quy định về việc phạt tiền đối với hành vi khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên hoặc sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức hiện nay đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể áp dụng điểm b khoản 3 Điều 33 để xử phạt về hành vi sử dụng hàng hóa cấm thực hiện hoạt động khuyến mại để khuyến mãi.
Do đó, đối với hành vi sử dụng rượu bia để khuyến mãi như rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên hoặc sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức thì vẫn bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019;
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.