Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, hạn chế tối đa tình trạng tai nạn giao thông liên quan đến rượu/bia xảy ra. Tuy nhiên nhiều người vẫn bất chấp quy định của pháp luật uống rượu bia trong quá trình điều khiển ô tô, xe máy. Dưới đây là mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô, xe máy theo quy định hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô:
1.1. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định về vấn đề xử phạt và trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô khi vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường bộ, trong đó có hành vi sử dụng nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô. Cụ thể:
-
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp: Cá nhân tham gia điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở (căn cứ theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP);
-
Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp: Cá nhân tham gia điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (căn cứ theo điểm a khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP);
-
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp: Cá nhân tham gia điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở (căn cứ theo điểm a khoản 11 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).
Như vậy, tùy từng trường hợp và mức độ vi phạm khác nhau mà cá nhân tham gia điều khiển xe ô tô có sử dụng nồng độ cồn sẽ phải chịu mức xử phạt khác nhau thấp nhất là 6.000.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng.
1.2. Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt và trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi vi phạm quy tắc an toàn giao thông đường bộ, trong đó có hành vi sử dụng nồng độ cồn khi điều khiển xe máy. Cụ thể:
-
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các cá nhân có hành vi điều khiển xe máy tuy nhiên trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/ 1 lít khí thở (căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP);
-
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi điều khiển xe máy tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở (căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP);
-
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển xe máy tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/ 1 lít khí thở.
Như vậy, tùy từng trường hợp khác nhau và mức độ vi phạm khác nhau mà người điều khiển xe máy có sử dụng nồng độ cồn sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính khác nhau, thấp nhất là 2.000.000 đồng và cao nhất là 10.000.000 đồng.
2. Ô tô, xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử phạt thế nào?
Đối với ô tô, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có quy định về việc xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của các lực lượng chức năng, người thi hành công vụ. Theo đó, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi điều khiển xe ô tô thực hiện một trong những hành vi như sau:
-
Điều khiển xe ô tô trên đường tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/ 1 lít khí thở;
-
Không chấp hành đầy đủ yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
-
Điều khiển xe ô tô trên đường tuy nhiên trong cơ thể có sử dụng các chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm;
-
Không chấp hành đầy đủ yêu cầu kiểm tra chất ma túy hoặc kiểm tra chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của các lực lượng chức năng hoặc người thi hành công vụ.
Như vậy, người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu về kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Tiếp theo, đối với người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể là phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:
-
Điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng trên đường bộ hoặc có hành vi sử dụng chân chống/vật khác quệt xuống đường trong quá trình chạy xe;
-
Điều khiển xe máy thành hai nhóm với số lượng từ hai xe trở lên chạy quá tốc độ trái quy định pháp luật;
-
Có hành vi gây tai nạn giao thông tuy nhiên không dừng phương tiện phải không giữ nguyên hiện trường phải không ở lại để giúp đỡ người bị tai nạn, không ở lại hiện trường hoặc có hành vi không trình báo đến cơ quan chức năng, che giấu cơ quan công an/Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
-
Có hành vi điều khiển xe máy trên đường tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn với khối lượng vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/ 1 lít khí thở;
-
Không chấp hành yêu cầu về kiểm tra nồng độ cồn của cá nhân thi hành công vụ.
Như vậy, người điều khiển xe máy có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ có thể bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Hành vi điều khiển ô tô, xe máy sử dụng nồng đồ còn có vi phạm điều cấm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giao thông. Bao gồm:
-
Hành vi điều khiển phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tuy nhiên không có giấy phép lái xe theo đúng quy định của pháp luật được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện hành vi điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ tuy nhiên không có đầy đủ giấy phép lái xe hoặc không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, bằng cấp hoặc các loại chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng khác;
-
Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tuy nhiên trong máu hoặc trong hơi thở có sử dụng nồng độ cồn;
-
Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tuy nhiên trong cơ thể có sử dụng các chất kích thích, chất ma túy bị pháp luật cấm sử dụng;
-
Có hành vi xúc phạm, lăng mạ, đe dọa, cản trở, chống đối, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu, hướng dẫn kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, người thi hành công vụ để nhằm mục đích đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
-
Có hành vi đua xe, tổ chức đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, giúp sức hoặc xúi giục người khác đua xe trái phép…
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật Phòng, chống tác hại rượu bia năm 2019 có quy định về vấn đề phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến việc sử dụng rượu bia. Theo đó:
-
Người điều khiển phương tiện giao thông không được uống rượu/bia trước khi hoặc trong khi tham gia giao thông;
-
Người đứng đầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải, cá nhân được xác định là chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm và nghĩa vụ chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống, phát hiện và ngăn ngừa người điều khiển phương tiện giao thông vận tải uống rượu, bia trước khi và trong khi tham gia giao thông đường bộ;
-
Cơ quan và cá nhân có thẩm quyền cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ kiểm tra nồng độ cồn trong máu, nồng độ cồn trong hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông đường bộ hoặc gây tai nạn giao thông trên thực tế;
-
Bộ Giao thông vận tải cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng nội dung, tổ chức việc đào tạo kiến thức phòng chống tác hại của rượu bia, lồng ghép kiến thức trong chương trình đào tạo bằng cấp, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý của mình
Như vậy, pháp luật tuyệt đối nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông không được uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
THAM KHẢO THÊM: