Việt Nam hiện nay đang trong xu hướng hội nhập quốc tế, vì vậy nhiều doanh nghiệp Việt Nam tuyển thêm lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên các đối tượng này phải đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật. Dưới đây là mức xử phạt người nước ngoài khi không có giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về điều kiện để những người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 151 của
– Những đối tượng được xác định là từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Có trình độ chuyên môn và có yêu cầu về kĩ thuật, đáp ứng điều kiện về tay nghề và kinh nghiệm trong quá trình làm việc, có đầy đủ sức khỏe để có thể làm việc theo quy định của chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian và trong quá trình chấp hành hình phạt theo quyết định hoặc theo bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp theo thủ tục luật định, trừ những trường hợp căn cứ theo quy định tại Điều 154 của Bộ luật lao động năm 2019.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định về thời hạn lao động đối với những người lao động làm việc tại Việt Nam. Theo đó thì thời hạn lao động đối với những người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam. Vì thế giấy phép lao động là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng và là một trong những điều kiện để người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam thì bên người lao động và bên người sử dụng lao động có thể tiến hành hoạt động thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng xác định thời hạn theo quy định của pháp luật. Đồng thời thì người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam cũng cần phải tuân theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam, những đối tượng này sẽ được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ những trường hợp điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 154 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về việc, những đối tượng được xác định là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn phù hợp với quy định của pháp luật;
– Là chủ tịch hội đồng quản trị hoặc là thành viên trong hội đồng quản trị của loại hình công ty cổ phần có giá trị góp vốn phù hợp với quy định của pháp luật;
– Là trưởng văn phòng đại diện hoặc trưởng dự án hoặc là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên lãnh thổ của Việt;
– Vào Việt Nam với thời hạn phù hợp quy định của pháp luật đó là dưới 03 tháng nhằm mục đích thực hiện hoạt động chào bán dịch vụ;
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng theo đúng quy định của pháp luật nhằm mục đích sử lý sự cố và tiến bộ kĩ thuật, công nghệ phức tạp xảy ra làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sản xuất và kinh doanh của Việt Nam, ba các chuyên gia tại Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam cũng không thể xử lý được;
– Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo các điều luật và phân tích nêu trên thì người sử dụng lao động sẽ chỉ được phép sử dụng lao động nước ngoài khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên, trong đó quan trọng nhất là người lao động phải thuộc những trường hợp được miễn giấy phép lao động, nếu không thuộc những trường hợp được miễn giấy phép lao động thì người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đó phải có giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Mức xử phạt người nước ngoài không có giấy phép lao động:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có ghi nhận cụ thể về mức xử phạt người nước ngoài không có giấy phép lao động tại Việt Nam. Theo đó thì những hành vi vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam nhưng có hành vi vi phạm quy định sau đây: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc trường hợp phải cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật cụ thể là tại Điều 154 của Bộ luật lao động năm 2019.
Thứ hai, phạt tiền đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam trái quy định của pháp luật, tức là không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận rằng những người lao động đó không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động căn cứ theo quy định tại Điều 154 của Bộ luật lao động năm 2019, hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết thời hạn trên thực tế hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực pháp luật, với mức phạt dao động như sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 1 người đến 10 người;
– phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có hành vi vi phạm với số lượng từ 11 người đến 20 người;
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 21 ngày trở lên.
Thứ ba, những hành vi vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi có hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
3. Thời hiệu xử phạt người nước ngoài không có giấy phép lao động:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020. Cụ thể thì tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 có quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là một 01 năm, trừ những trường hợp cơ bản sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; vi phạm hành chính về hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán; vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Như vậy thì có thể, thời hiệu xử phạt hành chính đối với người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động trên lãnh thổ của Việt Nam là 01 năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.