Làn thu phí ETC là chữ viết tắt của cụm từ Electronic Toll Collection. Đây là làn thu phí không dừng trên những tuyến quốc lộ cao tốc theo cách sử dụng công nghệ ETC. Ô tô "đi lạc" vào làn ETC sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Vậy cụ thể mức phạt khi dừng đỗ hoặc đi sai vào làn ETC được tính thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về làn thu phí ETC:
1.1. Làn thu phí ETC là gì?
ETC (Electronic Toll Collection) là làn thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện khi di chuyển qua và trừ tiền vào tài khoản đã tích hợp trên hệ thống. Trạm thu phí không dừng được bố trí trên các trục đường quốc lộ cao tốc cho phép người lái xe đi thẳng, tiền sẽ tự động trừ thẳng vào tài khoản mà chủ sở hữu đã đăng kí.
Làn thu phí ETC mang lại các lợi ích trong giao thông như:
– Tiết kiệm thời gian cho người đi giao thông: thay vì từng tài xế phải dừng xe đóng tiền khi đi qua trạm thu phí, đối với ETC, lái xe được đi thẳng và tiền sẽ được tự động trừ sau;
– Giảm tắc nghẽn, đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm;
– Giảm ô nhiễm không khí;
– Tránh phát sinh và giảm một số khoản chi phí đối với nhà đầu tư BOT (chi phí in ấn vé, chi phí vận hành, chi phí quản lý);
Hiện nay, cả nước có 112 trạm thu phí đã áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng. Theo quy định, chủ phương tiện chỉ cần sử dụng duy nhất 1 thẻ để có thể lưu thông qua hầu hết các trạm dịch vụ thu phí không dừng. Dịch vụ thu phí tự động ETC được áp dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) . Theo quy định, sóng radio có thể tự động nhận diện phương tiện xe cơ giới có dán thẻ thu phí không dừng. Nhận biết ô tô, thẻ ePass sẽ được dán trước mặt cửa kính xe.
1.2. Đặc điểm của trạm thu phí ETC:
Dịch vụ thu phí tự động ETC được áp dụng công nghệ RFID – Radio Frequency Identification sử dụng sóng radio để có thể nhận diện tự động phương tiện xe cơ giới có gắn thẻ E-tag. Với ô tô thẻ E-tag thường được dán lên kính hoặc đèn xe.
Khi lưu thông xe qua trạm thu phí có dịch vụ thu phí tự động đường bộ, VETC lưu ý các phương tiện lưu thông một số điều như:
– Giữ vận tốc dưới 30km/h để đảm bảo độ an toàn;
– Giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe là 15m;
– Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và thanh chắn barie;
– Làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm.
2. Mức xử phạt lùi xe, đi nhầm vào làn thu phí không dừng ETC:
2.1. Mức phạt đi nhầm vào làn thu phí không dừng ETC:
Tại mỗi trạm thu phí ETC đều có bảng chỉ dẫn giao thông, vạch sơn riêng biệt và hướng dẫn rõ ràng tuy nhiên một số người điều khiển phương tiện vẫn vô ý đi nhầm vào những làn này. Tuy nhiên dù lỗi khách quan hay chủ quan thì hành vi đó đều vi phạm luật giao thông và sẽ bị xử lý.
Điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung điểm c khoản 4 Điều 5
Phạt tiền 1 – 2 triệu đồng với lái xe khi điều khiển phương tiện không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng lưu thông vào làn đường dùng riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại khu vực trạm thu phí. Đó là những xe không gắn thẻ đầu cuối hay có gắn thẻ đầu cuối nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để trả khi đi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện cũng có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng trong trường hợp điều khiển xe lưu thông nhầm vào làn thu phí ETC gây tai nạn giao thông (Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) .
2.2. Mức phạt khi lùi xe vào làn thu phí không dừng ETC:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức xử phạt hành vi lùi xe không đúng quy định như sau:
Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối người điều khiển xe thực hiện hành vi lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm rẽ, trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị hạn chế; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu cảnh báo trước (Khoản 3 Điều 5) .
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với hành vi lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ (Khoản 4 Điều 5) .
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (Khoản 11, Điều 5) .
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với hành vi lùi xe gây tai nạn giao thông (Khoản 7 Điều 5) .
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng (Khoản 11 Điều 5) .
Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Khoản 8 Điều 5) .
Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 tháng đến 7 tháng và tạm giữ phương tiện trong 7 ngày trước khi có quyết định xử phạt.
Đối với xe mô tô ba bánh
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với người điều khiển xe môtô ba bánh không xi nhan hoặc không có đèn báo hiệu trước (Khoản 1 Điều 6) .
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với người điều khiển xe lùi xe không theo quy định gây tai nạn giao thông (Khoản 7 Điều 6) .
Ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Bên cạnh phạt tiền, người điều khiển xe sẽ phải nhận hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 5 – 7 tháng.
Ngoài ra, nếu lái xe ôtô thực hiện lùi xe trên đường cao tốc mà không may gây tai nạn đối với người xung quanh như gây tai nạn chết người; hư hỏng tài sản. .. có thể bị khởi tố về tội vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự.
3. Lưu ý khi đi qua làn thu phí không dừng ETC nhằm tránh bị phạt:
Với quy định bắt buộc dán thẻ ePass, chủ phương tiện cũng cần chú ý một số điều sau khi lưu thông qua làn thu phí không dừng (ETC) :
Khoảng cách và vận tốc xe lưu thông trong làn ETC: Giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 xe là 15m và duy trì vận tốc xe dưới 40 km/h.
Thẻ ePass: Khi bóc ra thẻ sẽ bị rách và vô hiệu, do vậy sẽ không sử dụng được. Chủ phương tiện cần dán thẻ mới với giá 120 nghìn đồng. Số tiền trong tài khoản giao thông: Cần giữ ở mức đủ hoặc trên hạn mức quy định của một lần thanh toán qua trạm. Nếu thẻ không đủ số dư, lái xe sẽ bị phạt do vi phạm quy định khi cố tình đi vào làn thu phí ETC.
Tuân thủ tín hiệu từ đèn giao thông, thanh barie, và thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm giúp việc lưu thông không bị tắc nghẽn mà còn thuận lợi hơn nữa.
Film dán kính cách nhiệt có thể gây nguy hiểm đến máy móc khi quét mã thẻ. Hệ thống RFID sử dụng ánh sáng khi đọc mã nên thật khó khăn để có thể lọt qua lớp film cách nhiệt bảo vệ.
Không thanh toán tiền mặt với nhân viên khi qua làn ETC bị báo lỗi. Nếu xe có đủ điều kiện, yêu cầu BOT dừng phương tiện và tháo thanh chắn khi di chuyển. Việc chi trả được thống nhất sẽ dừng ngay sau khi hệ thống được điều chỉnh và hoạt động ổn định.
Cân nhắc và chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất sẽ được giải quyết nhanh nếu thẻ ePass bị lỗi.
Chú ý không đăng ký cùng dịch vụ ở 2 nhà cung cấp nhằm tránh việc hệ thống khó nhận diện chính xác phương tiện và tài khoản. Nếu phải thay đổi nhà cung cấp, chủ xe cần sử dụng dịch vụ ở nhà cung cấp trước đó đã đăng ký.
Với xe đầu kéo không chuyên chở container hoặc chỉ kéo theo container 20 ft: Nhằm tránh ùn tắc giao thông khi qua trạm cần liên hệ với nhân viên vận hành để điều chỉnh lại cho hợp lý.
Với phương tiện thực hiện hạ tải sau khi đăng ký dịch vụ: Cần liên hệ ngay tổng đài nhà cung cấp dịch vụ thu phí ETC và đơn vị quản lý của trạm thu phí để điều chỉnh lại chủng loại phương tiện. Người điều khiển phương tiện giao thông đi sai vào làn thu phí ETC sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng và có thể bị tước Giấy phép lái xe. Hiểu định được các mức phạt với lỗi đi nhầm làn để người lái xe tránh xa và chú ý hơn trên hành trình di chuyển.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.