Hệ quả của vấn nạn xe chở hàng quá tải tác động xấu đến hạ tầng giao thông, cầu đường bộ thì nhanh chóng xuống cấp, an toàn giao thông không bảo đảm được, nguy cơ tai nạn ngày càng gia tăng, dư luận xã hội ngày càng bức xúc.
Mục lục bài viết
1. Trọng tải cầu đường là gì?
Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế. Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ. Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.
2. Cách xác định trọng tải cầu đường:
Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Giới hạn tải trọng trục xe
Trục đơn: tải trọng trục xe ≤ 10 tấn.
Cụm trục kép, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục:
+ Trường hợp d < 1,0 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 11 tấn;
+ Trường hợp 1,0 mét ≤ d < 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 16 tấn;
+ Trường hợp d ≥ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 18 tấn.
Cụm trục ba, phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai tâm trục liền kề:
+ Trường hợp d ≤ 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 21 tấn;
+ Trường hợp d > 1,3 mét, tải trọng cụm trục xe ≤ 24 tấn.
Giới hạn tổng trọng lượng của xe
Đối với xe thân liền có tổng số trục:
+ Bằng hai, tổng trọng lượng của xe ≤ 16 tấn;
+ Bằng ba, tổng trọng lượng của xe ≤ 24 tấn;
+ Bằng bốn, tổng trọng lượng của xe ≤ 30 tấn;
+ Bằng năm hoặc lớn hơn và khoảng cách tính từ tâm trục đầu tiên đến tâm trục cuối cùng:
– Nhỏ hơn hoặc bằng 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 32 tấn;
– Lớn hơn 7 mét, tổng trọng lượng của xe ≤ 34 tấn.
Đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc có tổng số trục:
+ Bằng ba, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 26 tấn;
+ Bằng bốn, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 34 tấn;
+ Bằng năm và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc:
– Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 38 tấn;
– Lớn hơn 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn.
+ Bằng sáu hoặc lớn hơn và khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc:
– Từ 3,2 mét đến 4,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 40 tấn; trường hợp chở một container, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 42 tấn;
– Lớn hơn 4,5 mét đến 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 44 tấn;
– Lớn hơn 6,5 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 48 tấn.
Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc: tổng trọng lượng của tổ hợp xe gồm tổng trọng lượng của xe thân liền (tương ứng với tổng trọng lượng của xe được quy định tại khoản 1 Điều này) và tổng tải trọng các trục xe của rơ moóc được kéo theo (tương ứng với tải trọng trục xe được quy định tại Điều 16), cụ thể như sau:
+ Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc đo trên mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 45 tấn;
+ Trường hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc đo theo mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe ≤ 45 tấn.
Đối với trường hợp tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc (quy định tại khoản 2 Điều này) nhưng có khoảng cách tính từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc < 3,2 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc nhỏ hơn 3,7 mét hoặc tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc nhỏ hơn 3,0 mét, tổng trọng lượng của tổ hợp xe phải giảm 2 tấn trên 1 mét dài ngắn đi.
Đối với xe hoặc tổ hợp xe có trục phụ (có cơ cấu nâng, hạ trục phụ), tổng trọng lượng của xe hoặc tổ hợp xe được xác định theo quy định tại Điều 16 và khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này tương ứng với tổng số trục xe thực tế tác dụng trực tiếp lên mặt đường khi lưu thông trên đường bộ.
Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
Đối với xe tải thùng hở có mui, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóacho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
+ Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
+ Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.
Trường hợp xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự, chiều cao xếp hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ
Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóacó chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóatính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
Xem thêm: Mức xử phạt lỗi chở hàng quá tải trọng (quá tải hàng hoá) mới nhất
Xe thô sơ không được xếp hàng hóavượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
3. Mức xử phạt quá trọng tải cầu đường:
Cụ thể về mức xử phạt khi vi phạm lỗi quá tải trọng cầu, đường theo quy định mới nhất năm 2022 căn cứ quy định tại Điều 33 và Điều 30
Ngoài việc bị phạt tiền, phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, bên phía vận tải quá tải còn phải áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Việc áp dụng chế tài hạ tải dọc đường thì hết sức phức tạp và khó khăn cho lược lượng kiểm tra: như dễ gây ách tắc giao thông, thiếu phương tiện, công cụ và lực lượng xếp dỡ hàng hóa, thiếu bến bãi, kho hàng, thậm chí trong một số trường hợp xe chở container hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện đã kẹp “seal” chì của hải quan thì không thể hạ tải dọc đường được… Vì thế, cần phải quy định cơ chế phối hợp cho các lực lượng chức năng được quyền vào các kho tàng, bến bãi, cảng, khu công nghiệp, khu chế xuất… để kiểm tra tải trọng ngay các điểm xuất phát hàng.
4. Những điểm cần lưu ý về xử phạt xe quá tải:
– Thứ nhất: các bạn sẽ gặp nhiều trường hợp tại sao lại có 2 biên bản xử phạt cho cả tài xế trực tiếp điều khiển và công ty phụ trách phương tiện đó. Nếu tài xế đồng thời là chủ sở hữu phương tiện thì các bạn chỉ có 01 biên bản xử phạt cho chủ sở hữu, nhưng nếu tài xế là người lái xe thuê, còn chủ sở hữu phương tiện là 1 cá nhân khác hoặc tổ chức khác thì sẽ có thêm 01 biên bản xử phạt nữa dành cho chủ sở hữu phương tiện. Nên xét về mức xử phạt đối với lỗi này là rất nặng.
– Thứ hai: Ngoài các hình thức xử phạt tiền, tạm giữ bằng lái xe, giấy tờ xe, hay thậm chí là phương tiện vi phạm, thì còn hình thức khắc phục hậu quả nữa : Nếu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm k Khoản 7; Điểm e Khoản 9; Điểm c Khoản 10; Điểm b Khoản 12; Khoản 13 Điều 30
– Các hành vi vi phạm quy định về chở hàng quá tải tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các hành vi vi phạm tương ứng tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định đối với chủ phương tiện tại Điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Như vậy, doanh nghiệp vận tải có trách nhiệm đưa xe đúng tải trọng thiết kế, bảo đảm an toàn kỹ thuật và đủ tiêu chuẩn an toàn về môi trường vào để vận chuyển hàng hóa. Chủ hàng có trách nhiệm xếp hàng đúng tải trọng của từng chiếc xe do chủ xe cung cấp. Trách nhiệm pháp lý cụ thể giữa chủ hàng và chủ xe được xác nhận thông qua hợp đồng dịch vụ vận chuyển và