Lỗi không mang giấy tờ xe máy, ô tô phạt bao nhiều tiền? Lỗi không có giấy tờ xe máy, ô tô bị phạt bao nhiêu tiền? Quy định xử phạt mới nhất của Nghị định 100 đối với lỗi không mang theo giấy tờ xe và không có giấy tờ xe khi tham gia giao thông?
Mục lục
Theo quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ xe mà pháp luật quy định. Vậy, trong trường hợp người điều khiển phương tiện không mang theo hoặc không có giấy tờ xe thì xử phạt như thế nào?
1. Quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe tham gia giao thông phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
Thứ hai, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện khác thì người điều khiển phải đáp ứng các điều kiện sau:
Xem thêm: Có xử phạt xe không có giấy đăng ký xe gốc do thế chấp ngân hàng?
Một là, người điều khiển xe máy chuyên dùng
Theo quy định tại Điều 62
– Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
+ Đăng ký xe;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng
Hai là, người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông
Theo quy định tại Điều 63 Luật giao thông đường bộ năm 2008,người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông phải đảm bảo các điều kiện sau:
Xem thêm: Lỗi không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu tiền? Không mang bằng lái xe có bị tạm giữ xe không?
– Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.
– Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.
2. Quy định về hình thức xử phạt hành vi vi phạm không có, không mang giấy tờ xe
2.1. Không mang theo giấy tờ xe
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe cơ giới có lỗi vi phạm không mang theo giấy tờ xe sẽ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 21
– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
– Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ trường hợp có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
Xem thêm: Mức xử phạt đối với lỗi không mang bằng lái ô tô và xe máy
Thứ hai, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với một trong các hành vi vi phạm sau đây
– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ trường hợp có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Thứ ba, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với hành vi vi phạm điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
2.2. Hành vi
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe cơ giới có lỗi vi phạm không có giấy tờ xe sẽ bị xử phạt như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với một trong các hành vi vi phạm không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Xem thêm: Thủ tục làm lại giấy tờ xe đã mất
Thứ hai, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh theo quy định tại Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với một trong các hành vi vi phạm sau:
– Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
– Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Thứ ba, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô theo quy định tại Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với một trong các hành vi vi phạm sau:
– Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
– Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Lưu ý:
– Theo quy định tại Khoản 4 Điều 23
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ
3. Quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
– Theo quy định Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
3.2. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định không lập biên bản nêu trên
Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
– Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm;
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp