Tìm hiểu về lỗi đi lấn làn và lỗi đè vạch? Mức xử phạt lỗi lấn làn đối với ô tô và xe máy? Mức xử phạt lỗi đè vạch đối với ô tô và xe máy?
Khi các chủ thể tham gia giao thông thực hiện việc điều khiển đối với phương tiện giao thông của mình thường có thể sẽ xảy ra rất nhiều các lỗi vi phạm khác nhau. Và, trong thực tiễn, việc vi phạm lỗi đè vạch hay đi sai làn là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải. Vậy theo quy định hiện nay thì lỗi đè vạch, lỗi lấn làn đối với ô tô và xe máy là gì và có nội dung cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về mức xử phạt lỗi đè vạch, lỗi lấn làn đối với ô tô và xe máy?
Căn cứ pháp lý: Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về lỗi đi lấn làn và lỗi đè vạch:
Lỗi lấn làn được hiểu như sau:
Lỗi lấn làn (lỗi đi sai làn đường, lấn tuyến) được hiểu cơ bản chính là trường hợp chủ thể là người tham gia giao thông không đi đúng làn đường quy định dành cho phương tiện mà họ đang điều khiển. Thông thường, phần đường xe chạy sẽ được chia thành nhiều làn, phân cách bằng vạch kẻ đường. Trong đó, mỗi làn đường chỉ dành cho một hoặc vài loại phương tiện nhất định theo đúng quy định và chỉ dẫn đã được báo trước cho các đối tượng khi tham gia giao thông.
Lỗi đè vạch được hiểu như sau:
Do có nhiều lý do khác nhau, đa phần do nguyên nhân chủ quan mà hiện nay, trên thực tế, tại nước ta, có rất nhiều người vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Các lỗi vi phạm phổ biến ,mà chúng ta có thể kể đến cụ thể là: sai làn đường, đè vạch đường, không tuân thủ vạch kẻ đường, vượt đèn đỏ, không có Giấy phép lái xe, chở hàng vượt quá tải trọng, quá khổ,…
Vạch kẻ đường được hiểu cơ bản chính là một dạng báo hiệu, vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để nhằm mục đích hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Chúng ta cũng có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc)…
Thực tế có thể hiểu đơn giản, lỗi đè vạch được hiểu cơ bản chính là lỗi được xác định khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà để bánh xe đè lên hoặc lấn sang các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua.
2. Mức xử phạt lỗi lấn làn đối với ô tô và xe máy:
2.1. Mức xử phạt lỗi lấn làn đối với xe máy:
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với chủ thể là người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với chủ thể là người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).
+ Người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với chủ thể là người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chủ thể là người điều khiển xe không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.
Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo quy định được nêu trên, đối tượng là người điều khiển phương tiện khi vi phạm lỗi lấn làn xe máy sẽ phải chịu mức phạt từ 100.000 – 600.000 đồng cho việc chuyển làn không đúng quy định và đi sai làn đường.
Còn đối với trường hợp các chủ thể đi sai làn đường, chuyển làn đường không đúng nơi quy định gây ra tai nạn, mức phạt sẽ từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng và thêm hình phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.
Lấn làn được biết đến chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng đặc biệt là trên đoạn đường cao tốc. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà việc các chủ thể hiểu rõ quy định về sử dụng làn đường và lỗi lấn làn đường xe máy phạt bao nhiêu giúp các đối tượng là người điều khiển phương tiện tránh phạm luật cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
2.2. Mức phát lấn làn đường của xe ô tô:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc lái xe ô tô lấn làn xe máy sẽ phải bị xử phạt hành chính có thể đến 05 triệu đồng.
Đối với trường hợp gây tai nạn giao thông do đi sai làn đường thì bị phạt tiền từ 10 đến 12 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 02 – 04 tháng (theo Điều 5 của
Bên cạnh đó thì cũng theo quy định hiện hành, chủ thể là người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp gây ra tai nạn. Cụ thể, theo quy định tại
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: Tài sản bị mất hoặc hư hỏng; giá trị sử dụng tài sản bị mất, giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại, và một số các loại chi phí khác.
– Thiệt hại đến sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và có thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí và thu nhập trên thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; mức bù đắp tổn thất về tinh thần…
– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; mức bù đắp tổn thất về mặt tinh thần…
Không những thế thì pháp luật nước ta còn quy định hành vi vi phạm khi lái xe ô tô lấn làn xe máy còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự về tội vi phạm quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Mức phạt nhẹ nhất đối với vi phạm là phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ lên đến ba năm hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm nếu mà làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;…
Như vậy, ta nhận thấy điều khiển xe ôtô đi không đúng phần đường hoặc làn đường theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính, cùng với đó các chủ thể vi phạm cũng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong khoảng thời gian theo quy định. Không những thế sẽ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ trong trường hợp gây ra tai nạn.
Chính vì vậy, các tài xế khi tham gia giao thông sẽ có trách nhiệm cần phải lưu ý nhằm mục đích để có thể tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
3. Mức xử phạt lỗi đè vạch đối với ô tô và xe máy:
Trong trường hợp chủ thể là người điều khiển phương tiện vi phạm lỗi đè vạch sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.
– Thứ nhất: Lỗi đè vạch liền đường hai chiều:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền đường hai chiều đối với xe máy và ô tô là 200.000 – 400.000 đồng.
– Thứ hai: Lỗi đè vạch liền trên cầu:
Khoản 2, Điều 5, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 đã quy định rõ về mức xử phạt lỗi đè vạch liền trên cầu như sau:
+ Mức xử phạt lỗi đè vạch liền trên cầu đối với xe máy: 100.000 – 200.000 đồng.
+ Mức xử phạt lỗi đè vạch liền trên cầu đối với xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
– Thứ ba: Lỗi đè vạch xương cá:
+ Lỗi đè vạch xương cá đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).
+ Lỗi đè vạch xương cá đối với xe đạp, xe đạp máy (gồm xe đạp điện): Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 8, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).
+ Lỗi đè vạch xương cá đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5, Chương 2, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ban hành ngày 30/12/2019).
– Thứ tư: Lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ
Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 5 và điểm a, khoản 1, Điều 7, Chương II, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 về mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ được quy định như sau:
+ Mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ đối với ô tô: 200.000 – 400.000 đồng.
+ Mức phạt lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ đối với xe mô-tô, xe gắn máy: 100.000 – 200.000 đồng.
Ta nhận thấy rằng, căn cứ theo quy định pháp luật thì lỗi đè vạch phạt bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp vi phạm cụ thể. Trong quá trình khi thực hiện việc tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện nên chủ động quan sát các vạch kẻ đường, chấp hành nghiêm quy định để đảm bảo an toàn, lưu thông thuận lợi và tránh bị xử phạt.