Tuân thủ các biển báo giao thông là nghĩa vụ của người tham gia giao thông. Một trong những biển báo thường xuyên bị vi phạm nhất hiện nay là biển báo cấm quay đầu bởi nhiều người dân tranh thủ khoảng cách, "sự tiện lợi". Vậy mức phạt lỗi cấm quay đầu xe tại nơi có biển cấm quay đầu hiện nay là bao nhiêu? Bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cập nhật quy định mới nhất đến quý bạn đọc.
Chào luật sư, tôi cần tư vấn một vấn đề như sau: hôm trước tôi đang di chuyển trên đường thì bị các đồng chí Cảnh sát giao thông thổi còi lại làm việc, các đồng chí nói rằng tôi đã quay đầu xe ở nơi có biển cấm quay đầu, tuy nhiên tôi không thấy có biển cấm, và phương tiện mà tôi đi là xe máy. Tuy nhiên khi lập biên bản xử phạt các đồng chí công an đã ghi lỗi của tôi là quay đầu xe nơi có biển cấm và không đội mũ bảo hiểm. Trong biên bản không ghi rõ mức phạt là bao nhiêu tiền, tuy nhiên tôi hỏi thì các đồng chí công an có nói tổng hai lỗi của tôi bị phạt khoảng 600 đến 700 nghìn. Tôi thấy rất vô lý bởi tôi nghĩ hai lỗi của tôi không bị phạt với mức tiền cao như vậy, ngoài ra khi lập biên bản mà không ghi rõ số tiền như vậy thì có đúng hay không? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi!
Để giải đáp vấn đề thắc mắc của Quý khách hàng, trước hết chúng tôi đưa ra một số căn cứ pháp lý cụ thể là:
– Luật giao thông đường bộ 2008;
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2020;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các nghị định hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ và đường sắt, hàng không dân dụng.
Dựa theo nội dung thông tin mà Quý khách hàng cung cấp, chúng tôi nhận định được Quý khách hàng đang thắc mắc ba vấn đề đó là mức xử phạt của lỗi quay đầu xe nơi có biển cấm; mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm và việc không ghi rõ mức tiền phạt trong biên bản xử phạt. Theo đó, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Về lỗi quay đầu xe nơi có biển cấm quay đầu:
1.1. Quy định về việc quay đầu xe:
Liên quan đến việc quay đầu xe hiện tại pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng và chi tiết, cụ thể là tại khoản 3, khoản 4 điều 15 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã có quy định rằng người lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và là nơi có biển báo cho phép quay đầu xe. Người lái xe, điều khiển xe máy chuyên dùng không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Như vậy, từ quy định trên thì ta có thể thấy rằng việc quay đầu xe cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Nếu người điều khiển xe máy quay đầu xe ở những nơi bị cấm như đã nêu ở trên thì có thể bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.
1.2. Mức phạt lỗi quay đầu xe tại nơi có biển cấm quay đầu:
Căn cứ theo quy định tại điểm p, khoản 1, điều 6
Tại điểm k, khoản 3, điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rằng người nào điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe thì bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Như vậy có thể thấy rằng mức phạt lỗi quay đầu xe tại nơi có biển cấm đối với xe máy và xe ô tô là khác nhau. Như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn điều khiển phương tiện là xe máy thì mức phạt của bạn trong trường hợp này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Thông thường trong trường hợp này sẽ lấy mức ở giữa là 150.000 đồng.
Tóm lại nếu bạn bị phạt lỗi quay đầu xe ở tại nơi có biển cấm quay đầu thì có thể bạn bị áp mức phạt tiền là 150.000 đồng theo quy định của pháp luật.
2. Về lỗi không đội mũ bảo hiểm:
2.1. Quy định về đội mũ bảo hiểm:
Liên quan đến vấn đề về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì tại khoản 2, điều 30, luật giao thông đường bộ năm 2008 đã có quy định rất cụ thể rằng: “người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là bắt buộc phải thực hiện. Người nào không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.2. Mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm:
Nếu như trước đây theo nghị định 100/2019/NĐ- CP quy định về mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ giao động từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng thì hiện nay nghị định 123/2021/NĐ-CP đã có sửa đổi bổ sung về mức phạt này, tăng mức phạt gần như gấp đôi mức phạt cũ. Cụ thể là căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 4 điều 2 nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định người nào điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, việc bạn điều khiển xe máy mà không đội mũ bảo hiểm thì bạn có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định. Thông thường sẽ lấy mức ở giữa là 500.000 đồng.
3. Về vấn đề không ghi rõ mức tiền phạt trong biên bản xử phạt:
Biên bản xử phạt hay tên gọi chính xác theo quy định của pháp luật là văn bản vi phạm hành chính. Việc lập biên bản vi phạm hành chính cũng cần tuân thủ theo những quy định của pháp luật về nội dung thông tin và hình thức của biên bản. Cụ thể quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính được quy định tại khoản 29, điều 1 luật xử lý vi phạm hành chính 2020. Tuy nhiên, chiếu theo điều khoản này thì pháp luật không có quy định khi lập biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ mức phạt là bao nhiêu, nội dung biên bản vi phạm hành chính theo quy định thì chỉ có các thông tin về ngày, tháng, năm địa điểm lập biên bản; họ tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm, giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm….
Vậy, làm sao để biết được mức phạt là bao nhiêu để nộp phạt? Ngoài biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì để tiến hành việc nộp phạt thì bạn còn cần phải có thêm một văn bản nữa là Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Để xác định được mức phạt là bao nhiêu thì ta sẽ căn cứ vào nội dung thông tin ghi tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bởi tại khoản 2, điều 56 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rất cụ thể rằng: “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”
Như vậy, việc bạn mới nhận được biên bản vi phạm hành chính thì trong biên bản này chỉ mới xác định được các thông tin về người lập biên bản, ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản và lỗi vi phạm của bạn mà thôi. Còn việc bạn muốn biết mức phạt của mình là bao nhiêu thì bạn phải đợi có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì mới ghi rõ thông tin này. Do vậy, việc các đồng chí cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm hành chính cho bạn như vậy là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Từ những lập luận và phân tích, cùng những căn cứ pháp lý đã nêu ra ở trên thì chúng tôi xin kết luận lại các nội dung chính cần tư vấn cho Quý khách hàng như sau:
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi quay đầu xe tại nơi có biển cấm quay đầu xe là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. ( Xe máy)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng
Trong biên bản vi phạm hành chính sẽ không ghi rõ mức phạt lỗi vi phạm là bao nhiêu, để xác định mức phạt thì bạn cần căn cứ theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.