Mức xử phạt khi không có bằng lái xe? Mức xử phạt khi không có giấy tờ xe khác? Người điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo các giấy phép nào khi tham gia giao thông? Khi bị kiểm tra không xuất trình được giấy tờ thì phải làm gì?
Các phương tiện tham gia giao thông được xem là những nguồn nguy hiểm cao độ. Do đó, để kiểm soát, quản lý trật tự an toàn giao thông cũng như hạn chế các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, pháp luật quy định điều kiện để một người có thể tự mình điều khiển phương tiện giao thông. Theo đó, giấy phép lái xe là một giấy tờ quan trọng chứng minh một người có đủ điều kiện lái xe hay không, giấy tờ xe là những giấy tờ quy định điều kiện phương tiện đảm bảo an toàn tham gia giao thông. Vậy khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép lái xe, giấy tờ xe thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt khi không có bằng lái xe:
Bằng lái xe là giấy tờ chứng minh người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã đủ tuổi và hiểu được các quy định khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Lỗi không có bằng lái xe sẽ bị phạt nặng hơn lỗi không mang bằng lái xe, bởi khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có bằng lái xe tức là chưa tham gia kỳ thi sát hạch lái xe cả lý thuyết và thực hành. Theo đó có thể hiểu người điều khiển phương tiện giao thông có thể chưa đủ tuổi, chưa hiểu rõ về quy tắc tham gia giao thông, chưa đáp ứng điều kiện an toàn khi tham gia giao thông, …. Lỗi không có giấy phép lái xe còn là tình tiết tăng nặng, bất lợi hơn nếu như khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện đó gây ra tai nạn.
– Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô khi tham gia giao thông không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Lỗi khi sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) cũng bị xử phạt như lỗi không có giấy phép lái xe: sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. (Điểm a Khoản 5 Điều 21
– Đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Ngoài ra, trường hợp có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp thì cũng bị phạt lỗi như không có giấy phép lái xe như: Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe): sẽ bị Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm a, b, d Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
– Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; hoặc trường hợp sử dụng giấy phép không phù hợp cũng bị phạt lỗi này như có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Điểm a, b Khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông là xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh; người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.
2. Mức xử phạt khi không có giấy tờ xe khác:
Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo giấy tờ xe như Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, … Trường hợp khi bị kiểm tra mà người tham gia giao thông không xuất trình được một trong những giấy tờ xe thì sẽ bị xử phạt tương ứng với lỗi này. Cụ thể:
– Lỗi không có Giấy đăng ký xe:
+ Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 8 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Đồng thời tại Điểm đ Khoản 8 Điều này,nếu không có Giấy đăng ký xe mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu phương tiện.
+ Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng: bị Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi Điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm không có Giấy đăng ký xe mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện. (Điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
+ Xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Điểm d Khoản 2 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Lỗi không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định (Chỉ áp dụng đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe ô tô và các xe tương tự ô tô).
+ Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm. Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
+ Xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạmĐiều khiển xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc): Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng. (Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Lỗi không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
+ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
+ Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
– Lỗi không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (chỉ áp dụng với xe máy chuyên dùng).
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ sẽ bị Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
3. Người điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo các giấy phép nào khi tham gia giao thông?
Người lái xe máy tham gia giao thông phải đáp ứng điều kiện đủ tuổi và sức khỏe theo đúng quy định, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Các giấy tờ bạn cần thiết mang theo khi tham gia giao thông:
– Đăng ký xe: để xác định xe chính chủ của người sở hữu.
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới, giấy phép phải còn thời hạn sử dụng, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng bộ giao thông vận tải cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Khi bị kiểm tra không xuất trình được giấy tờ thì phải làm gì?
Tại thời điểm kiểm tra, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người vi phạm còn bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến người điều khiển trước khi ra quyết định xử phạt, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ theo quy định (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, …) thì bị xử lý như sau:
– Khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm không có giấy tờ (tương ứng với những giấy tờ không xuất trình được) thì người có thẩm quyền tiến hành lập
– Trường hợp người lái xe quên không mang giấy tờ thì trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong
– Trong trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo yêu cầu thì phải chấp hành
– Ngoài ra, chủ phương tiện còn phải chịu chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.