Khi xây dựng công trình thì chủ đầu tư hoặc chủ nhà sẽ phải làm thủ tục xin giấy phép xây dựng. Vậy mức xử phạt khi xây dựng không có giấy phép xây dựng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để xây dựng một công trình:
Tại Điều 12
– Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
– Có giấy phép xây dựng đối với các công trình phải có giấy phép xây dựng;
– Có thiết kế bản vẽ thi công của những hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
– Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện những hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo đúng quy định của pháp luật;
– Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong cả quá trình thi công xây dựng;
– Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm thực hiện khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
Riêng đối với trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng.
Như vậy, một trong những điều kiện để xây dựng một công trình đó chính là phải có giấy phép xây dựng.
2. Mức xử phạt khi xây dựng không có giấy phép xây dựng:
Tại Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định về các mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng, tại khoản 7 Điều này quy định rõ về mức xử phạt hành chính đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, theo khoản này thì khi xây dựng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Nếu như sau khi đã bị lập
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Nếu như sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) mà người có hành vi vi phạm vẫn tiếp tục xây dựng công trình dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. Nếu như sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) mà người có hành vi vi phạm vẫn tiếp tục xây dựng công trình dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Đối với người đã bị xử phạt hành chính về hành vi xây dựng không có giấy phép xây dựng mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng;
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Đối với hành vi xây dựng công trình đã kết thúc: Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng.
– Đối với hành vi đang thi công xây dựng:
+ Nếu đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng, người có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng phải làm hồ sơ đề nghị và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
+ Nếu như quá thời hạn quy định mà người có hành vi xây dựng công trình không xuất trình được giấy phép xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu người có hành vi vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
3. Quy trình xử phạt hành chính khi xây dựng không có giấy phép xây dựng:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính
Những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính bao gồm có:
– Thanh tra viên xây dựng (hoặc thanh tra viên Giao thông vận tải – Xây dựng);
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Thanh tra Sở Giao thông vận tải – Xây dựng);
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng;
– Chánh Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải – Xây dựng);
– Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng;
– Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
Bước 2: Ra quyết định xử phạt hành chính
Những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đã nêu trên (trừ những công chức, viên chức được phân công) ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng.
Bước 3: Đối với người có đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng:
Kể từ ngày ban hành
– 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng;
– 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.
Bước 4: Buộc tháo dỡ công trình
– Đối với công trình buộc phải tháo dỡ khi xây dựng công trình đã kết thúc:
+ Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo đúng quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc theo đúng trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Người có hành vi không chấp hành quyết định tháo dỡ công trình sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
– Đối với công trình đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng:
+ Quá thời hạn quy định đã nêu trên mà người có hành vi xây dựng công trình không xuất trình được giấy phép xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu người có hành vi vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
+ Tối đa 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo, người có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng có trách nhiệm thực hiện biện pháp buộc tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
+ Quá thời hạn, người có hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng không tự nguyện tháo dỡ công trình thì bị cưỡng chế thi hành.
4. Những công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng:
Tại khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư. Cũng theo điều luật này, ngoại trừ những công trình được miễn giấy phép xây dựng thỉ tất cả những công trình xây dựng khác đều phải có giấy phép xây dựng thì mới được khởi công xây dựng. Những công trình được khởi công xây dựng mà không cần phải có giấy phép xây dựng bao gồm:
– Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
– Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ,…..đầu tư xây dựng;
– Công trình xây dựng tạm (cũng chính là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính);
– Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc các công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị mà có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;…..
– Công trình cột ăng ten thuộc hệ thống cột ăng ten nằm ở ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến;
– Công trình cột ăng ten không cồng kềnh theo quy định của pháp luật về viễn thông mà được xây dựng tại khu vực đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;
– Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
– Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo về kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ các điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng những điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng;
– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc vào dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn mà có quy mô dưới 07 tầng và thuộc ở khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc là quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc vào các khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ những công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020;
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.