Hiện nay, theo quy định của Luật luật sư, luật sư sẽ phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Vậy mức xử phạt khi không tham gia bảo hiểm nghề nghiệp luật sư như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Luật sư có phải tham gia bảo hiểm nghề nghiệp luật sư không?
- 2 2. Quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư:
- 3 3. Mức xử phạt khi không tham gia bảo hiểm nghề nghiệp luật sư:
- 4 4. Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư:
- 5 5. Giải pháp để đảm bảo đúng quy định trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư:
1. Luật sư có phải tham gia bảo hiểm nghề nghiệp luật sư không?
Luật sư là một người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, điều kiện đáp ứng để hành nghề luật theo quy định của Luật luật sư. Bên cạnh đó theo yêu cầu của Khách hàng là các cá nhân, cơ quan, tổ chức tiến hành thực hiện dịch vụ pháp lý.
Hiện nay, bảo hiểm nghề nghiệp là loại bảo hiểm có vai trò trong việc giúp các doanh nghiệp được bảo vệ khi phát sinh kiện tụng hay bồi thường với chi phí cao từ các rủi ro thuộc hoạt động nghề nghiệp.
Theo quy định của pháp luật, những đối tượng sau đây sẽ phải bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bao gồm:
– Tổ chức hành nghề luật sư.
– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
– Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
– Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng.
– Công ty chứng khoán.
– Công ty quản lý quỹ.
– Doanh nghiệp thẩm định giá.
– Cơ sở và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
– Tổ chức hành nghề công chứng.
Theo đó, căn cứ quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 8
2. Quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Luật sư 2006, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
– Thực hiện hoạt động đúng theo lĩnh vực hành nghề được ghi nhận trong Giấy đăng kí hoạt động.
– Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
– Theo phân công của Đoàn luật sư phải cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng.
– Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.
– Trường hợp luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
– Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
– Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
– Tiếp nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.
– Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
– Trên cơ sở quy định của pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức hành nghề luật sư sẽ phải có trách nhiệm mua bảo hiểm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình. Trường hợp không mua đầy đủ bảo hiểm là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân vẫn sẽ phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình trên cơ sở hợp đồng lao động có thỏa thuận, tuân thủ đúng quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (theo quy định tại Điều 49
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 8 Điều 61 Luật luật sư năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 22 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, giám sát việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư sẽ thuộc trách nhiệm của Đoàn luật sư.
3. Mức xử phạt khi không tham gia bảo hiểm nghề nghiệp luật sư:
Căn cứ tại điểm đ Khoản 3 Điều 6
Mức phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng khi có hành vi như sau:
– Trong trường hợp có thỏa thuận, luật sư hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Ngoài ra, đối với tổ chức hành nghề luật sư không mua đầy đủ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư thuộc tổ chức của mình cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể mức phạt là 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng (căn cứ theo điểm m khoản 2 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
4. Mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư:
Hiện nay, mức phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư sẽ phụ thuộc vào từng công ty bảo hiểm mà luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư sử dụng.
Các doanh nghiệp về bảo hiểm không thực hiện công bố mức phí bảo hiểm nghề nghiệp luật sư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó sẽ liên hệ trực tiếp đến các đơn vị kinh doanh bảo hiểm để được tư vấn kĩ hơn và tham khảo mức phí.
5. Giải pháp để đảm bảo đúng quy định trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư:
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm đối với hoạt động tư vấn pháp luật. Do đó đây cũng là một vướng mắc khiến cho nhiều trường hợp luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư không thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Do đó, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nêu trên, đồng thời để đảm bảo thực hiện thống nhất nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, các cơ quan ban ngành cần có những giải pháp nhất định để nâng cao chất lượng hoạt động của nghề tư vấn pháp luật. Cụ thể như sau:
– Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, các tổ chức hành nghề luật sư phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình .
– Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận.
– Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc trong công tác thực hiện trách nhiệm giám sát việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.
– Đoàn luật sư có thể liên hệ, giới thiệu tổ chức kinh doanh bảo hiểm có bán loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư cho các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
– Đoàn luật sư liên hệ với tổ chức kinh doanh bảo hiểm có bán loại hình bảo hiểm trách nhiệm của luật sư và thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của Đoàn mình.
– Thực hiện hướng dẫn các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tại địa phương thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
– Dựa trên cơ sở tình hình thực tiễn, Liên đoàn luật sư Việt Nam làm việc với một số tổ chức kinh doanh bảo hiểm lớn để trao đổi về việc kinh doanh loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.
Từ đó, đưa ra những thảo luận, thống nhất với các tổ chức kinh doanh bảo hiểm này về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.
– Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của tổ chức kinh doanh bảo hiểm tại các địa phương khác trong trường hợp một số địa phương chưa có tổ chức kinh doanh loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư. Nếu như trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam kịp thời hướng dẫn giải quyết.
– Thực hiện giới thiệu tổ chức kinh doanh bảo hiểm có bán loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư cho các Đoàn luật sư, hướng dẫn việc thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.
– Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Đoàn luật sư hướng dẫn các tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại địa phương, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, tiến hành kiểm tra, thanh tra về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: