Cá nhân, tổ chức đủ điều kiện để kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thì phải nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình trong việc niêm yết thông tin, đảm bảo an toàn trong sử dụng,... Hoạt động này được xác định là bắt buôc thực hiện không có trường hợp ngoại lệ. Vậy, Mức xử phạt khi không niêm yết giá thuốc bảo vệ thực vật được quy đinh là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Việc niêm yết giá thuốc bảo vệ thực vật có phải trách nhiệm bắt buộc không?
Niêm yết giá thuốc được giải thích là hoạt động thông báo công khai giá bán lẻ thuốc bằng cách in hoặc dán hoặc ghi giá bán lẻ thuốc lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy tại nơi bán thuốc. Việc niêm yết này khi công khai sẽ thể hiện trên bảng, trên giấy tại địa điểm bán buôn thuốc. Hiện nay, theo khoản 1 Điều 135
– Đối với trách nhiệm niêm yết giá thuốc thì những cơ sở bán buôn thuốc bắt buộc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc;
– Đồng thời, pháp luật cũng quy định đối với các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc;
– Nghiêm cấm trường hợp cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 32
+ Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cho phép hoạt động kinh doanh dược;
+ Đồng thời, cũng phải kể đến các cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Những cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền cũng được coi là các cơ sở kinh doanh dược;
+ Cũng có thể kể đến cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
+ Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
Như vậy, những cơ sở được liệt kê được phép hoạt động kinh doanh dược nên cũng phải tuân thủ nghĩa vụ về việc niêm yết giá thuốc, trong đó cả giá thuốc bảo vệ thực vật.
– Một số nội dung thể hiện yêu cầu đối với việc niêm yết giá thuốc:
+ Hình thức niêm yết được sử dụng là: thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và vị trí để niêm yết không được nằm trong góc khuất mà phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Khi tiến hành thực hiện niêm yết giá bán lẻ thuốc thì sẽ thể hiện thông qua hình thức in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc;
+ Đồng tiền được sử dụng để niêm yết giá là đồng Việt Nam;
+ Giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của thuốc.
Có thể thấy, việc niêm yết giá thuốc bảo vệ thực vật là trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện khi các cơ sở kinh doanh dược tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
2. Mức xử phạt khi không niêm yết giá thuốc bảo vệ thực vật:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược được quy định với mức xử phạt khác nhau. Trong đó, hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
– Cơ sở kinh doanh dược khi tạ dừng hoạt động thì phải tiến hành thông báo đến Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Chính vì vậy, không báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế, hoặc cũng không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động thì sẽ bị xử phạt như trên;
– Vi phạm trong việc không thông báo, không cập nhật danh sách người có chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Đồng thời, cũng phải nhắc đến lỗi của cơ sở kinh doanh khi không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về dược theo quy định của pháp luật;
– Không niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam hoặc niêm yết không đầy đủ, không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt
Lưu ý: Theo nội dung hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được quy định đã được trình bày trong bài viết là mức phạt tiền đối với cá nhân. Còn trong trường hợp, cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính cùng tính chất, mức độ thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân khi không thực hiện niêm yết giá thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng, còn đối với cùng hành vi này mà tổ chức thực hiện thì đối diện với mức phạt sẽ từ 2 – 6 triệu đồng.
3. Ngoài việc phải niêm yết giá thuốc bảo vệ thực vật thì tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ gì?
Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác thuốc. Nên khi tiến hành mua, sử dụng thuốc này thì các tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ đúng nghĩa vụ theo Điều 64 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 để đảm bảo sự an toàn cho con người, hệ sinh thái cũng như chế định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật cũng được tôn trọng thực hiện, có thể kể đến:
+ Đối tượng là cá nhân, tổ chức phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
+ Thuốc bảo vệ thực vật trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường thì chỉ được sử dụng người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm sức khỏe và đã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn;
+ Niêm yết giá bán và lập sổ theo dõi việc mua, bán thuốc;
+ Hỗ trợ tích cực cho việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho người mua theo đúng nội dung của nhãn thuốc;
+ Trong trường hợp mà phát hiện sự cố gây rò rỉ, phát tán thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, môi trường sinh thái, cơ sở buôn bán thuốc thì phải nhanh chóng phát hiện và tiến hành áp dụng ngay biện pháp khắc phục. Cùng với đó, việc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố để giám sát và có các biện pháp cảnh báo, phòng ngừa hậu quả xấu là hoạt động cũng không thể thiếu để cơ quabn này nắm bắt thông tin, can thiệp giải quyết kịp thời;
+ Đối với loại thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng thì chỉ được bán cho người có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc cho tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
+ Để cơ quan quản lý có thể thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì cá nhân tổ chức kinh doanh khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền thì phải hợp tác thực hiện;
+ Nếu qua quá trình sử dụng mà gây ra thiệt hại cho người sử dụng do lỗi của cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật thì phải bồi thường;
+ Khi phát hiện thuốc của cơ sở buôn bán không bảo đảm các yêu cầu theo quy định, cơ sở buôn bán có trách nhiệm thông báo cho đại lý trực tiếp hoặc cơ sở sản xuất đã cung cấp thuốc để thu hồi ngay toàn bộ thuốc đó trên thị trường; tham gia thu hồi thuốc đã bán ra;
+ Nghiêm túc tuân thủ và chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, môi trường, lao động;
+ Liên quan đến trách nhiệm thuế bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cũng cần thực hiện theo quy định của pháp luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2018 Luật quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
– Nghị định số 88/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
THAM KHẢO THÊM: