Bảo hiểm xây dựng là một loại bảo hiểm bắt buộc ở trong các hoạt động đầu tư xây dựng mà chủ đầu tư, nhà thầu phải tham gia. Vậy mức xử phạt khi không mua bảo hiểm xây dựng mới nhất được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt khi không mua bảo hiểm xây dựng:
1.1. Quy định về bảo hiểm xây dựng:
Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng đã có quy định về nguyên tắc chung trong bảo hiểm bắt buộc của những chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, Điều này có quy định một trong các nguyên tắc chung trong bảo hiểm bắt buộc của những chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng đó chính là những cơ quan, tổ chức và cá nhân sau đây phải mua bảo hiểm bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm mà đã được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật:
– Chủ xe cơ giới tham gia giao thông, hoạt động ở trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của những chủ xe cơ giới.
– Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo đúng quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
– Chủ đầu tư, nhà thầu theo quy định của pháp luật xây dựng đối với bảo hiểm bắt buộc ở trong các hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo đó, chủ đầu tư, nhà thầu theo quy định của pháp luật xây dựng sẽ bắt buộc phải thực hiện việc mua bảo hiểm bắt buộc ở trong các hoạt động đầu tư xây dựng tại các doanh nghiệp bảo hiểm mà đã được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật.
Các loại bảo hiểm bắt buộc trong các hoạt động đầu tư xây dựng mà chủ đầu tư, nhà thầu theo quy định của pháp luật xây dựng phải mua bao gồm có:
– Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng (chủ đầu tư phải mua).
– Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng (nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với người thứ ba có phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên).
– Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường (nhà thầu thi công xây dựng đối với những người lao động thi công trên công trường).
– Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba (nhà thầu thi công xây dựng đối với những người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng).
1.2. Xử phạt khi không mua bảo hiểm xây dựng:
Như đã phân tích ở mục trên, Chủ đầu tư, nhà thầu theo quy định của pháp luật xây dựng sẽ bắt buộc phải thực hiện việc mua bảo hiểm bắt buộc ở trong các hoạt động đầu tư xây dựng tại các doanh nghiệp bảo hiểm mà đã được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật. Nếu như chủ đầu tư, nhà thầu không thực hiện việc mua bảo hiểm bắt buộc trong các hoạt động đầu tư xây dựng thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng thì mức xử phạt khi không mua bảo hiểm xây dựng được quy định như sau:
– Đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng: căn cứ điểm đ khoản 5 Điều 17 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng có quy định xử phạt vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình, Điều này quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (tổ chức), phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (cá nhân) đối với hành vi không mua bảo hiểm công trình theo quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải mua bảo hiểm công trình trong trường hợp công trình đang thi công xây dựng.
– Đối với Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng:
+ Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 27 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng quy định xử phạt vi phạm quy định về khảo sát xây dựng, Điều này quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (tổ chức), phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (cá nhân) đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với trường hợp chủ đầu tư chưa nghiệm thu kết quả khảo sát.
+ Căn cứ điểm e khoản 3 Điều 30 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng quy định xử phạt vi phạm quy định về thiết kế (thiết kế triển khai ngay sau thiết kế cơ sở, thiết kế một bước) và dự toán xây dựng, Điều này quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng (tổ chức), phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng (cá nhân) đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng.
– Đối với bảo hiểm bắt buộc đối với những người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba: căn cứ điểm b khoản 3 Điều 32 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng quy định xử phạt vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình, Điều này quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng (tổ chức), phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng (cá nhân) đối với hành vi không mua bảo hiểm đối với những người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo đúng quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc mua bảo hiểm theo quy định.
2. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng:
– Đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng: Chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện mua bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
+ Công trình, hạng mục công trình mà có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
+ Công trình đầu tư xây dựng mà có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao hoặc là có nguy cơ mà tác động xấu đến môi trường quy định tại Phụ lục III và ở tại Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và thuộc ở trong danh mục dự án đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo đúng các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường.
+ Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng có phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
– Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là một trách nhiệm dân sự của chính nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với những người thứ ba phát sinh từ việc thực hiện những công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
– Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với những người lao động thi công trên công trường: Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với những người lao động thi công ở trên công trường chính là trách nhiệm dân sự của những nhà thầu thi công xây dựng đối với những người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
– Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với những người thứ ba: Đối tượng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với những người thứ ba là trách nhiệm dân sự của chính nhà thầu thi công xây dựng đối với những người thứ ba trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 67/2023/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
– Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng.