Mức xử phạt khi không có bảo hiểm bắt buộc đối với ô tô và xe máy mới nhất? Mức xử phạt khi không có bảo hiểm xe, bảo hiểm xe hết hạn mới nhất 2021.
Căn cứ quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BTC thì chủ xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy (gọi tắt là phương tiện) tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định. Các phương tiện khi tham gia giao thông phải có bảo hiểm bắt buộc. Nếu không có, tài xế ô tô, xe máy có thể bị xử phạt theo quy định mới từ năm 2020.
Mục lục bài viết
1, Bảo hiểm bắt buộc là gì?
Hợp đồng bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm duy nhất giữa chủ phương tiện và doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi phương tiện được cấp 01 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ phương tiện bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp trước đây) cấp lại.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ phương tiện phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm của từng loại phương tiện được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 22/2016:
– Phí bảo hiểm đối với xe mô tô hai bánh, xe gắn máy từ 50 cc trở xuống là 55.000 đồng/năm.
– Phí bảo hiểm đối với xe mô tô hai bánh, xe gắn máy trên 50 cc là 60.000 đồng/năm.
– Phí bảo hiểm đối với xe ô tô dưới 6 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải là 437.000 đồng/năm.
– Ô tô không kinh doanh vận tải từ 6 đến 11 chỗ ngồi: 794.000 đồng/năm.
Chú ý, mức phí này chưa bao gồm phí 10% VAT.Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm nhằm giúp chủ xe trong trường hợp không may gây ra tai nạn thì đơn vị bảo hiểm đứng ra bồi thường một khoản tiền cho nạn nhân (phải thuộc trường hợp mà bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường). Bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ không bồi thường trực tiếp cho chủ xe cơ giới.
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong những loại giấy tờ người chạy xe bắt buộc mang theo khi đi trên đường. Trường hợp người điều khiển phương tiện mà không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực có thể bị phạt số tiền từ 100.000 – 200.000 đồng, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới đối với bên thứ ba là loại hình bảo hiểm mà tất cả các cá nhân tổ chức (bao gồm người nước ngoài) sở hữu xe cơ giới tại Việt Nam đều phải tham gia theo quy định của nhà nước. Bảo hiểm này có tác dụng nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba trong trường hợp nếu chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ.
Điều này có nghĩa là bảo hiểm này sẽ không bồi thường trực tiếp cho chủ xe cơ giới, nhưng khi người sử dụng xe gây tai nạn cho người khác thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người bị tai nạn.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, bồi dưỡng, chăm sóc người bị hại trước khi chết, mai táng phí hợp lý… theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.
Hiện nay, bảo hiểm xe máy có thể chia làm 4 sản phẩm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự; Bảo hiểm vật chất xe; Bảo hiểm mất cắp; Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe. Khi tham gia giao thông, bắt buộc bạn phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nếu không sẽ bị xử phạt.
Tuy nhiên, bảo hiểm trách nhiệm dân sự không bồi thường cho chủ xe. Chủ xe muốn được bồi thường về xe hay tính mạng cho chính mình, thì phải mua một trong các loại bảo hiểm còn lại, bên cạnh bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
Xem thêm: Mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
Phạm vi bảo hiểm xe ô tô, xe máy bắt buộc
Bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe 2 thiệt hại chính:
- Thứ nhất, thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
- Thứ hai, thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra
Mức trách nhiệm bảo hiểm
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ phương tiện số tiền mà chủ phương tiện đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trong đó, mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do phương tiện gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau:
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do phương tiện gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
– Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.
Mức bồi thường
– Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 22.
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba thì mức bồi thường bảo hiểm về người đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 22.
– Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ phương tiện nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm kể trên.
Có rất nhiều trường hợp chủ xe có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, thế nhưng khi không may gây tai nạn cho người khác lại không làm việc với bên bảo hiểm để đền cho bị hại, vì thế mà bên bán bảo hiểm vô tình được lợi rất lớn. Đây là điều mà ai có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cần lưu tâm để tránh bị thiệt hại trong trường hợp chẳng may gây tai nạn.
Các trường hợp không được bồi thường thiệt hại
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
– Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
– Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe.
– Lái xe không có Giấy phép lái xe (GPLX) hoặc GPLX không phù hợp đối với loại xe bắt buộc phải có GPLX. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có GPLX.
– Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
– Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
– Chiến tranh, khủng bố, động đất.
– Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
2, Mức phạt đối với ô tô và xe máy không có bảo hiểm bắt buộc
Tại khoản 2, điều 58
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Ngoài ra, tại
Như vậy, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay còn gọi Bảo hiểm bắt buộc là giấy tờ mà tài xế bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông.
Do vậy, tài xế nên mua bảo hiểm bắt buộc để bảo vệ tài sản của mình và cũng tránh được rủi ro trong quá trình tham gia giao thông. Được biết, bảo hiểm bắt buộc có thể chi trả trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm (100 triệu đồng) nếu xảy ra tai nạn giao thông. Lúc này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe.
Cụ thể, tại điều 21 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới.
Theo đó:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt 80.000 – 120.000 đồng).
Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (bằng mức phạt tại Nghị định 46).
Trên thực tế, nhiều người khi tham gia giao thông không nhận định rõ vai trò của bảo hiểm bắt buộc nên không nghiêm chỉnh chấp hành. Khi các sự cố xảy ra có thể phải gánh chịu hậu quả lớn.
Xem thêm: Mức chi trả và thủ tục chi trả bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới
3, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) xe ô tô tự nguyện
Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự (TNDS) xe ô tô tự nguyện là loại bảo hiểm tương tự như bảo hiểm TNDS ô tô bắt buộc (ở phần trên) nhưng hạn mức trách nhiệm (hạn mức bồi thường) được nâng cao hơn.
Đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, các trường hợp không được bảo hiểm… của bảo hiểm TNDS tự nguyện đều tương tự như bảo hiểm TNDS bắt buộc.
» Mức bồi thường bảo hiểm
Tuỳ theo các gói sản phẩm của từng công ty bảo hiểm, phổ biến dao động từ 30 – 400 triệu đồng/vụ.
» Giá bảo hiểm TNDS ô tô tự nguyện
Giá bảo hiểm TNDS ô tô tự nguyện tuỳ theo gói sản phẩm của từng công ty bảo hiểm, phổ biến dao động từ 200.000 – 20.000.000 đồng/năm.
Kết luận: Bảo hiểm bắt buộc đối với ô tô, xe máy là một trong những giấy tờ mà người tham gia giao thông phải có khi lưu thông trên đường. Do đó, nên lưu ý về thời hạn sử dụng của bảo hiểm bắt buộc để kịp thời mua để tránh bị phạt đáng tiếc.