Quy định chung về bảo hiểm và các chế độ của bảo hiểm xã hội? Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội? Mức xử phạt khi đóng Bảo hiểm xã hội thấp hơn lương thực tế?
Bảo hiểm xã hội là quyền lợi của người lao động được đóng khi tham gia làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp. Nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp đã có hành vi cố tình kê khai không đúng như trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động để giảm mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Vậy mức xử phạt khi đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn lương thực tế được quy định như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về bảo hiểm và các chế độ của bảo hiểm xã hội:
1.1. Các chế độ của bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gồm có hai loại: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Các chế độ bảo hiểm xã hội:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện: hưu trí; tử tuất.
1.2. Quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:
Căn cứ tại Điều 18
– Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội
– Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền
+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng
+ Thông qua người sử dụng lao động.
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
+ Đang hưởng lương hưu
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành
– Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của
– Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
– Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội
– Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội:
2.1. Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022:
Căn cứ điều 85, điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
* Giai đoạn: Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022:
– Đối với người sử dụng lao động:
+ Hưu trí: đóng 14%
+ Ốm đau – thai sản: đóng 3%
+ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: 0%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 0%
+ Bảo hiểm y tế: 3%
– Đối với người lao động:
+ Hưu trí: đóng 8%
+ Ốm đau – thai sản: không
+ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: không
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Bảo hiểm y tế: 1,5%
-> Tổng cộng: 30,5%
* Giai đoạn: Từ ngày 01/7/2022 – 30/9/2022:
– Đối với người sử dụng lao động:
+ Hưu trí: đóng 14%
+ Ốm đau – thai sản: đóng 3%
+ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: 0,5%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 0%
+ Bảo hiểm y tế: 3%
– Đối với người lao động:
+ Hưu trí: đóng 8%
+ Ốm đau – thai sản: không
+ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: không
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Bảo hiểm y tế: 1,5%
-> Tổng cộng: 31%
* Giai đoạn từ 01/10/2022:
– Đối với người sử dụng lao động:
+ Hưu trí: đóng 14%
+ Ốm đau – thai sản: đóng 3%
+ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: 0,5%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Bảo hiểm y tế: 3%
– Đối với người lao động:
+ Hưu trí: đóng 8%
+ Ốm đau – thai sản: không
+ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: không
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Bảo hiểm y tế: 1,5%
-> Tổng cộng: 32%
Lưu ý: Mức đóng nêu trên không áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Với đối tượng đó đóng theo mức đóng như sau:
– Đối với người sử dụng lao động:
+ Hưu trí: đóng 14%
+ Ốm đau – thai sản: đóng 3%
+ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: 0,5%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Bảo hiểm y tế: 3%
– Đối với người lao động:
+ Hưu trí: đóng 8%
+ Ốm đau – thai sản: không
+ Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: không
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Bảo hiểm y tế: 1,5%
-> Tổng cộng: 32%
2.2. Quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022:
Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
– Hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
+ Hằng tháng
+ 03 tháng một lần
+ 06 tháng một lần
+ 12 tháng một lần
+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
3. Mức xử phạt khi đóng Bảo hiểm xã hội thấp hơn lương thực tế:
3.1. Căn cứ mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:
Theo khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Theo đó, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được hướng dẫn tại khoản 26 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, bao gồm:
+ tiền thưởng sáng kiến;
+ tiền ăn giữa ca;
+ các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
+ hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm những khoản sau:
– Mức lương
– Phụ cấp lương
– Các khoản bổ sung khác xác định được số tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
3.2. Mức xử phạt khi đóng Bảo hiểm xã hội thấp hơn lương thực tế:
Đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn lương thực tế trả cho người lao động nhưng vẫn đảm bảo đóng đủ theo các khoản quy định thì về nguyên tắc không trái luật. Nhưng nếu như đã thỏa thuận mức đóng trong hợp đồng lao động với người lao động mà doanh nghiệp cố tình kê khai thấp hơn để giảm mức đóng bảo hiểm xã hội là trái quy định của luật và áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Căn cứ tại điểm b khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt với người sử dụng lao động có hành vi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng thì phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt 12-15% trên là áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với tổ chức sẽ phạt gấp đôi, tương đương là 24-30%.