Về nguyên tắc theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép đầy đủ. Vậy với hành vi nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép thì bị xử phạt ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Nhập khẩu hàng hóa có phải xin giấy phép không?
Hiện nay, các hàng hóa nhập khẩu có điều kiện cần giấy phép vào Việt Nam hiện nay được thông qua bởi nhiều bộ của nước ta tuỳ theo danh mục mặt hàng nhập khẩu, ví dụ như Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,….
* Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan được cấp phép bởi Bộ Công thương:
– Súng bắn dây.
– Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
– Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
– Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:
+ Muối.
+ Thuốc lá nguyên liệu.
+ Trứng gia cầm.
+ Đường tinh luyện, đường thô.
– Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất:
– Tiền chất công nghiệp.
– Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
– Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.
* Đối với hàng hóa thuộc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao Thông Vận Tải:
Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.
* Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý Của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn:
– Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
– Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam:
+ Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm Mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.
+ Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).
Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm Mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thuốc trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
– Giống vật nuôi ngoài danh Mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
– Côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
– Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh Mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
– Giống cây trồng chưa có trong danh Mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với Mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các Chương trình, dự án đầu tư.
– Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
– Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
– Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
– Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
– Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
– Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
– Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.
– Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.
– Giống thủy sản chưa có trong danh Mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.
– Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh Mục được nhập khẩu thông thường.
– Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh Mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam.
Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường:
– Phế liệu.
Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông Tin và Truyền Thông:
– Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).
– Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.
– Hệ thống chế bản chuyên dùng ngành in.
– Máy in các loại: ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa); Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
– Sản phẩm an toàn thông tin mạng.
Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch:
– Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu.
– Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh.
– Máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt Chương trình trò chơi điện tử; máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt Chương trình trò chơi điện từ có thưởng và bàn, thiết bị trò chơi chuyên dùng casino.
– Đồ chơi trẻ em.
Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế:
– Thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
– Nguyên liệu làm thuốc là dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
– Nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
– …
Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam:
Vàng nguyên liệu.
2. Mức xử phạt hành vi nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, hành vi nhập khẩu hàng hóa không có giấy phép sẽ bị xử phạt mức phạt như sau:
– Trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20 triệu đồng: phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20 triệu đồng dưới 30 triệu đồng: phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng: phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
– Trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
– Trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
– Trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan: phạt tiền bằng 02 lần mức tiền phạt quy định tại các trường hợp nêu trên.
– Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính (ngoại trừ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn).
+ Phải buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với giấy phép được coi là hàng hóa không có giấy phép nhập khẩu:
Căn cứ theo quy định tại
Do đó, bất kể mặt hàng nào khi nhập khẩu yêu cầu có giấy phép mà giấy phép đó không phù hợp với quy định thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tương tự như lỗi vi phạm hàng hóa không có giấy phép nhập khẩu căn cứ tại Điều 18 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: