Mức xử phạt hành vi chở quá số người quy định đối với ô tô? Mức xử phạt hành vi chở quá số người quy định đối với xe máy? Lỗi chở quá số người quy định có phải lập biên bản không?
So với các năm trước đây, rất nhiều điều luật và mức xử phạt an toàn giao thông đường bộ đã được thay đổi và điều chỉnh sau nghị định 100. Theo đó, hàng loạt lỗi vi phạm giao thông được tăng mức xử phạt lên nhiều lần để mang tính chất răn đe mạnh hơn, đảm bảo an toàn giao thông. Trong đó, lỗi xe máy/ ô tô chở quá số người quy định năm 2020 đã bị tăng mức xử phạt lên khá cao.
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt hành vi chở quá số người quy định đối với ô tô:
Tại Khoản 15, Điều 18
“…15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
…”
Đối với trường hợp chở quá số người quy định, sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Luật Giao thông đường bộ quy định việc vận tải hành khách bằng xe ô tô không được chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định.
Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó không chỉ lái xe bị phạt mà chủ xe cũng không tránh khỏi trách nhiệm. Cụ thể:
Mức phạt đối với lái xe chở quá số người quy định
STT | Loại xe | Hành vi | Mức phạt |
1 | Ô tô chở khách Ô tô chở người (chạy tuyến có cự ly từ 300km trở xuống) | – Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ – Chở quá từ 03 người trở lên trên xe từ 10 chỗ đến xe 15 chỗ – Chở quá từ 04 người trở lên trên xe từ 16 chỗ đến xe 30 chỗ – Chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ | 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá Mức phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng |
2 | Ô tô chở khách Ô tô chở người (chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300km) | 1.000.000 đồng đến 2.000.000 trên mỗi người vượt quá Mức phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng |
Ngoài ra, trường hợp ô tô chở khách, chở người vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Đồng thời, xe chở hành khách buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá.
Như vậy, người điều khiển xe ô tô chở hành khách phải chở đúng số người ghi trong giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và được phép chở thêm số người đã quy định mà không bị phạt như sau:
Xe đến 9 chỗ ngồi được phép chở thêm 01 người;
Xe từ 10 chỗ đến xe 15 chỗ ngồi được phép chở thêm 2 người;
Xe từ 16 chỗ đến xe 30 chỗ được phép chở thêm 3 người;
Xe trên 30 chỗ được phép chở thêm 4 người.
Với trường hợp bạn lái xe chở 30 người trên xe 24 chỗ ngồi. Như vậy bạn đã chở quá 06 người. Mà theo quy định thì bạn được phép chở thêm 03 người. Do đó, tổng số người được phép chở trên xe 24 chỗ là 24 người + 03 người là 27 người. Như vậy, bạn sẽ bị phạt về số người vượt quá quy định được phép chở là 03 người. Mức tiền phạt tương ứng là:
Từ 1.200.000 đồng đến 1.800.000 đồng nếu chạy tuyến có cự ly từ 300km trở xuống.
Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu xe chạy tuyến có cự ly trên 300km.
Mức phạt đối với chủ phương tiện chở quá số người quy định
Chủ xe giao Phương tiện hoặc để xe cho người làm công, người đại diện điều khiển ô tô chở khách chở quá số người quy định thì bị phạt như sau:
STT | Cự ly tuyến đường chở khách | Mức phạt | |
Chủ xe là cá nhân | Chủ xe là tổ chức | ||
1 | Từ 300km trở xuống | 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá Mức phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng
| 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá Mức phạt tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng
|
2 | Trên 300km | 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá
Mức phạt tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng | 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá Mức phạt tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng |
Với trường hợp chủ phương tiện sẽ bị phạt số tiền là:
Nếu cự ly từ 300km trở xuống: chủ xe là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 1.800.000 đồng. Trong trường hợp chủ xe là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 2.400.000 đồng đến 3.600.000 đồng. Với trường hợp chủ phương tiện sẽ bị phạt số tiền là:
Nếu cự ly chở khách trên 300km: chủ xe là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng trong trường hợp chủ xe là tổ chức.
Đồng thời, xe chở hành khách buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định.
2. Mức xử phạt hành vi chở quá số người quy định đối với xe máy:
Theo thiết kế của những chiếc xe máy 2 bánh, hầu hết những loại xe này đều chỉ được dùng để phục vụ cho 2 người ngồi trên tức là 1 người lái và 1 người ngồi phía sau. Do thiết kế này cũng như các bộ phận chịu lực trên xe như giảm xóc, vành bánh và khung càng đều được làm để chịu một số lực nhất định. Vì thế, lượng người trên xe cũng được giới hạn theo quy chuẩn để đảm bảo an toàn khi di chuyển trên xe.
Chở quá số người quy định trên xe máy và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông rất nguy hiểm
Khi chở quá số người quy định bằng xe máy, chiếc xe sẽ trở nên nguy hiểm khi khá chòng chành, không có nhiều không gian cho người điều khiển xe có thể đánh lái và xử lý tình huống một cách tốt nhất. Điều này gây nguy hiểm cho cả người ngồi trên xe cũng như các phương tiện xung quanh. Như thế, không nên chở quá số người quy định trừ trường hợp khẩn cấp.
Tại Điều 30
“1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.”
Theo luật pháp Việt Nam, người điều khiển xe máy chở quá số người quy định sẽ bị phạt tiền, đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 3 tháng tùy vào mức độ và có gây ra tai nạn hay không.
Mức xử phạt lỗi chở quá số người quy định theo Nghị định 46 cũ
Theo Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi chở quá số người quy định khi điều khiển xe máy, xe gắn máy và các loại xe tương tự được nêu rõ tại Điều 6 như sau:
Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
– Đối với người điều khiển xe máy chở theo 2 người trên xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, được quy định tại Điểm l, Khoản 3, Điều 6.
– Đối với người điều khiển xe máy chở theo 3 người trên xe sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, được quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 6.
Mức phạt cho lỗi chở quá số người quy định tăng mạnh từ năm 2020
Mức xử phạt lỗi chở quá số người quy định theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới nhất
Sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2020, mức phạt dành cho lỗi này đã tăng đáng kể so với trước đây ở mức như sau:
- Chở theo 02 người : phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
- Chở theo 03 người trở lên: phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.
Một số trường hợp được phép chở quá số người quy định
Theo luật định, vẫn có những trường hợp mà người điều khiển xe máy, xe gắn máy được phép chở quá 01 người so với quy định. Căn cứ khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội về quy tắc an toàn giao thông đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
Chở thêm trẻ em dưới 14 tuổi hoặc người bệnh đi cấp cứu là được phép
Theo Điều 30 thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy được phép chở tối đa 02 người ngồi sau trong những trường hợp đặc biệt dưới đây:
- Chở người bệnh đi cấp cứu;
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Trẻ em dưới 14 tuổi.
Áp dụng Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức tiền phạt đối với người điều khiển xe mô tô chở theo 02 người trên xe, mà không thuộc trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật là 250.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).
3. Lỗi chở quá số người quy định có phải lập biên bản không?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi vi phạm khi tham gia giao thông sau bị xử phạt tại chỗ mà không phải lập biên bản như không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường; chuyển làn không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước…
Theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57
Kết luận: Như vậy, việc xử phạt đối với hành vi chở quá số người phải tùy vào từng loại xe và căn cứ vào số người chở quá trên xe khi tham gia giao thông. Ngoài ra, các trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.