Cha mẹ và con cái là một mối quan hệ vô cùng thiêng liêng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, việc con cái không thực hiện đúng bổn phận của mình đối với cha mẹ không phải hiếm gặp. Câu hỏi đặt ra là: Mức xử phạt hành vi bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt hành vi bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già:
1.1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ:
Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể là tại Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rằng: thành viên trong gia đình sẽ bao gồm vợ chồng, cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi, anh chị em ruột, ông bà nội và ông bà ngoại … và nhiều các chủ thể khác theo quy định của pháp luật có cùng quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Ngoài ra theo quy định tại Điều 79 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay có quy định: con cái phải có quyền và nghĩa vụ chăm sóc cũng như phụng dưỡng ông bà và cha mẹ sống trong cùng ngôi nhà với mình theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Theo Điều 70 có ghi nhận: con cái có bổn phận yêu quý và trân trọng, phải biết hiếu thảo và biết ơn cũng như phụng dưỡng cha mẹ, con gái phải biết giữ gìn danh dự cũng như truyền thống tốt đẹp của gia đình. Ngoài ra thì tại Điều 71 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có ghi nhận thêm: con gái phải có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt là khi cha mẹ già, hoặc cha mẹ qua đời, hoặc khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ bị ốm đau hoặc khuyết tật, trường hợp gia đình mà có nhiều người con thì các con sẽ phải cùng nhau chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ để hoàn thành tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Như vậy có thể thấy, quyền và nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ của con cái đó được pháp luật nước ta ghi nhận một cách đầy đủ. Đây vừa là trách nhiệm và vừa là đạo làm hiếu của những người con. Khi cha mẹ còn trẻ khỏe thì chúng ta phải có trách nhiệm làm cho cha mẹ vui vẻ và luôn luôn hạnh phúc cũng như không phiền lòng vì chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cũng như học tập thật chăm chỉ để cha mẹ luôn yên tâm cũng như có trách nhiệm sẵn sàng san sẻ gánh nặng cùng với cha mẹ trong cuộc sống. Và khi cha mẹ đã tuổi già sức yếu thì những người con phải có trách nhiệm chăm lo cho cuộc sống của cha mẹ, phải biết thường xuyên hỏi thăm sức khỏe và nếu như cha mẹ ốm đau thì phải tận tình chăm sóc. Thậm chí khi cha mẹ chẳng may qua đời, thì con cái phải có bổn phận lo liệu tang lễ và hậu sự sao cho thật chu đáo, bày tỏ tấm lòng đau xót và tiếc thương trước sự ra đi của cha mẹ mình, đây là đạo làm hiếu ngàn đời mà dân tộc ta đã lưu giữ cũng như pháp luật cũng đã có quy định.
1.2. Mức xử phạt hành vi bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già:
Có thể nói, công ơn sinh thành và công ơn dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng lớn lao, bổn phận làm con làm cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ đặc biệt là khi cha mẹ về già và tuổi cao sức yếu, chăm lo đầy đủ về điều kiện vật chất cũng như tinh thần cho cha mẹ của mình. Đó chính là đạo lý và là lẽ sống ở đời. Pháp luật cũng đã ghi nhận về nghĩa vụ này như phân tích ở trên. Và pháp luật cũng nghiêm cấm những người con có thái độ và cách ứng xử không đúng với đạo làm con đối với cha mẹ của mình. Hành vi bỏ mặc và không chăm sóc cha mẹ già có lẽ đã không còn phổ biến trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật, bên cạnh đó còn vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức. Khi thực hiện hành vi này thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của mình. Căn cứ theo Điều 53 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định mức phạt đối với các hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Đối xử tệ bạc với các thành viên trong gia đình (trong đó bao gồm cả cha mẹ theo Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014), các hành vi đối xử tệ bạc có thể bao gồm như bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt cha mẹ phải chịu rét, mặc rách, hoặc hạn chế vấn đề vệ sinh cá nhân … hoặc các hành vi đối xử tệ bạc khác trái với quy định của pháp luật;
– Bỏ mặc không chăm sóc các thành viên trong gia đình đặc biệt là những người cao tuổi và già yếu, những người khuyết tật hoặc phụ nữ có thai, bao gồm cả phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
Như vậy có thể thấy, so với các nghị định trước đây thì quy định của pháp luật hiện tại đã nâng mức xử phạt đối với hành vi hành hạ và ngược đãi các thành viên trong gia đình, bỏ mặc không chăm sóc bố mẹ khi già yếu, cụ thể là mức phạt đã tăng lên gấp 10 lần so với quy định của
2. Hành vi bỏ mặc, không chăm sóc cha mẹ già có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Ngoài ra, tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình như sau:
Hành vi bỏ mặc và không chăm sóc cha mẹ già vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các cấu thành của tội phạm theo quy định tại Điều 185 của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình được xem là hành vi ngược đãi các chủ thể trên gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn còn vi phạm. Hành vi ngược đãi và hành hạ có thể được hiểu là đối xử tồi tệ về ăn mặc ở và các vấn đề sinh hoạt khác đối với người thân như mắng nhiếc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt mặc rách, hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể của bị hại như đánh đập, giam cầm … làm cho bị hại đau đớn về mặt thể xác và tinh thần. Việc đối xử như trên bị coi là tội phạm khi nó thể hiện rõ sự trái ngược với điều kiện sống của gia đình, như có đầy đủ chỗ ăn chỗ ở nhưng lại đưa người bị hại ở trong chuồng dành cho gia súc … Trường hợp gia đình họ thực sự nghèo khổ và thiếu thốn thì sẽ không bị coi là phạm tội.
Ngược đãi ông bà và cha mẹ khi về già được coi là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn và trái với lẽ phải, trái với đạo đức của con cháu đối với bố mẹ và những người có công nuôi dưỡng mình. Thông thường thì hành vi đánh đập và hành hạ sẽ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần thậm chí là vài tháng, vài năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về mặt tinh thần cho người bị hành hạ, nếu như hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị chi cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại 134 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hậu quả của tội phạm này là hậu quả rất nghiêm trọng. Nếu hậu quả gây ra trường nghiêm trọng mà người phạm tội cũng chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về vấn đề này thì cũng chưa cấu thành tội phạm. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi ngược đãi ông bà và cha mẹ khi về già là những thiệt hại dành cho ông bà và cha mẹ về mặt tính mạng, sức khỏe, do bị bệnh tật, do tự sát, hoặc những thiệt hại khác cho người bị hại như phải bỏ nhà đi lang thang bị người khác rủ rê lôi kéo vào con đường phạm tội… Ngoài ra thì người phạm tội này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người ta nhận thức rõ hành vi của mình là trái quy định của pháp luật và sẽ gây ra hậu quả nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Như vậy, tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi bỏ mặc cha mẹ già có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định pháp luật nêu trên.
3. Tại sao phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về già?
Phải nhìn nhận rằng, cha mẹ là người đã hy sinh cho ta và dành cho ta cả tuổi thanh xuân cũng như phải chịu bao khổ cực để nuôi nấng ta nên người. Cha đã hy sinh cả cuộc đời và làm lộ một cách vất vả để ta có được một cuộc sống đầy đủ. Tuy phải chịu nhiều vất vả là thế nhưng cha mẹ không bao giờ than vãn với chúng ta. Cha mẹ cũng chính là người hy sinh và bao dung cho chúng ta hết lần này đến lần khác. Cho dù cả thế giới có bỏ rơi bạn thì cha mẹ cũng không bao giờ quay lưng với người con của mình. Đồng thời, thì cha mẹ cũng là những chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và nâng bước ta vào đời. Trong bất cứ giai đoạn nào thì trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ cũng cần được nhân rộng và là vấn đề đạo đức đáng được quan tâm. Chăm sóc cha mẹ khi về già được coi là bổn phận của con cái. Để làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình thì trước hết mỗi người con cần phải biết yêu thương và tôn trọng đối với cha mẹ của mình cũng như những người thân yêu xung quanh. Bên cạnh đó cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện đạo đức cũng như tu bổ bản thân để có thể giúp đỡ cha mẹ trong khả năng của mình. Ngoài ra thì chúng ta cũng cần phải thẳng thắn phê phán những người còn có thái độ sống thờ ơ và rừng rừng với cha mẹ cũng như không biết giúp đỡ cha mẹ khi về già. Chúng ta trước khi trở thành một người công dân có ích cho xã hội thì đều là những người con trong gia đình và được cha mẹ sinh ra, che chở và yêu thương, vì thế cho nên chúng ta cần giữ vững đạo hiếu của một người con và nỗ lực học tập phấn đấu để trở thành một người tốt cho xã hội và đất nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.