Chứng chỉ kế toán, kiểm toán là những chứng chỉ được cấp cho những người hành nghề kế toán. Pháp luật có những quy định về lĩnh vực này, vậy mức xử phạt giả mạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên thì được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hành vi giả mạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên?
Chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán hay còn được gọi là chứng chỉ CPA, có tên gọi tiếng anh là Certified Public Accountant là chứng chỉ vô cùng quan trọng đối với mỗi kế toán để hành nghề. Để được cấp Giấy chứng nhận hành nghề kế toán thì phải trải qua một kỳ thi đạt chuẩn của Bộ Tài Chính sau đó mới được cấp chứng chỉ, chứng chỉ được cấp nhằm chứng nhận năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người được cấp chứng chỉ. Đây là cơ sở để xác định phẩm chất, năng lực kế toán viên xem họ có đủ khả năng, năng lực, trình độ hoạt động trong các công ty kế toán, kiểm toán không.
Trước khi được cấp chứng chỉ, người đăng ký dự thi cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định thì mới có thể tham gia kỳ thi, chẳng hạn như người dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán cần phải:
+ Đạt tối đa 5 điểm các môn thuế và quản lý thuế nâng cao; pháp luật về kinh tế và
+ Kế toán tài chính và kế toán quản trị nâng cao; tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
+ Có bằng tốt nghiệp trở lên về ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng;
+ Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, thời gian tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi;
+ Có phẩm chất đọa đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
Theo quy định, một số đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán là kế toán trưởng; người được thuê làm sổ sách kế toán; kế toán viên trong các doanh nghiệp kế toán; chủ sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh
Từ những quy định trên, có thể hiểu hành vi giả mạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán chính là hành vi không trải qua quy trình thủ tục nêu trên do cá nhân không đủ năng lực vượt qua kỳ thi cấp chứng chỉ mà lại có chứng chỉ kế toán, kiểm toán bằng cách làm giả. Chứng chỉ giả là các chứng chỉ được làm ra với bề ngoài giống như thật, nhưng không phải là thật; không được làm ra theo đúng trình tự thủ tục, các quy định về điều kiện mà pháp luật quy định, không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp. Chủ thể thực hiện hành vi giả mạo chứng chỉ kế toán là các cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. Lỗi thực hiện hành vi này là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích muốn lừa dối cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức khác nhằm bổ sung hồ sơ xin việc, thăng chức, thăng hạng,…… vành vi giả mạo chứng chỉ kế toán xâm phạm tới các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm, tạo ra sự bất bình đẳng với người có được chứng chỉ kế toán viên theo đúng quy định của pháp luật, là cơ sở tạo ra điều kiện phạm tội trong một số trường hợp.
2. Mức xử phạt giả mạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên:
Hiện nay, pháp luật quy định rất rõ về trách nhiệm của người giả mạo chứng chỉ kế toán, người giả mạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên phải bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này, trong một số trường hợp tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu hành vi làm giả giấy tờ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như mục thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi giả mạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên gây ra rất nhiều vẫn đề tiêu cực trong xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, thể hiện thái độ coi thường quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp cá nhân, tổ chức có thể sử dụng chứng chỉ giả để thực hiện tội phạm. Do đó để đảm bảo công bằng, trật tự xã hội hành vi này cần phải được xử lý nghiêm minh.
Điều 21, 38 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên theo đó đối với hành vi giả mạo Chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kiểm toán viên sẽ chịu hình thức phạt chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, còn bị áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đó là: bị tịch thu Chứng chỉ kế toán viên giả mạo, người giả mạo Chứng chỉ kế toán viên còn phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, bởi lẽ trong thực tế ở một số trường hợp hành vi giả mạo chứng chỉ kế toán giúp người cá nhân, tổ chức thu lợi bất chính hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau: Mức phạt tiền đối với hành vi giả mạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán là mức phạt tiền đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt giả mạo chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 41/2018/ND-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì thời hiệu xử lý vi phạm hành vi giả mạo chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên là 02 năm.
Điều 70 nghị định này quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính như sau:
– Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
– Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng; có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề
– Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng; có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng; có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng, có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Nghị định 41/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP.