Trên thực tế, có thể do vô tình hoặc cố ý mà người điều khiển phương tiện giao thông không mang hoặc mang theo giấy chứng nhận/tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Đăng kiểm) hết hạn. Vậy người điều khiển ô tô hết hạn đăng kiểm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy chứng nhận/tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường:
Trước hết, “điều khiển xe ô tô đã hết hạn đăng kiểm” được hiểu là việc một người thực hiện việc điều khiển phương tiện ô tô lưu thông trên đường bộ nhưng mang theo Giấy chứng nhận/Tem kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đã bị hết hạn. Vậy Giấy chứng nhận/Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là gì?
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT thì:
“Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định) là văn bản, chứng chỉ được cấp cho xe cơ giới đường bộ, sau khi đã thực hiện đầy đủ việc kiểm định, kiểm tra an toàn kỹ thuật của xe, có ý nghĩa chứng nhận cho phương tiện cơ giới đường bộ này hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, hoàn toàn đủ điều kiện lưu thông an toàn trên đường.
Còn “tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới” (còn gọi là Tem kiểm định) được hiểu là một mảnh giấy nhỏ, mang ý nghĩa biểu trưng, được cấp cho những phương tiện giao thông là xe cơ giới đã được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định, cho phép phương tiện này được tham gia giao thông đường bộ theo nội dung ghi trên Tem kiểm định này trong phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam và những nước mà cùng tham gia việc ký Hiệp định công nhận lẫn nhau về Giấy chứng nhận kiểm định cùng với Việt Nam.
Trong đó, việc “kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” (còn gọi là kiểm định) là việc tổng hợp quy trình kiểm tra tất cả các bộ phận, hệ thống của phương tiện của xe (từ biển số xe, số máy số khung, động cơ, hệ thống phanh, động cơ, đèn….), sau đó trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật để đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới.
Có thể, thấy Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là một trong những giấy tờ quan trọng để đánh giá chất lượng an toàn của xe, giảm được rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường bộ. Đây cũng là một trong những giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi người lái xe điều khiển phương tiện cơ giới lưu thông trên đường theo quy định về điều kiện người lái xe tham gia giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008. Trong đó, Giấy chứng nhận kiểm định này phải còn thời hạn, bởi nếu sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định hết hạn thì không thể phản ánh được tình trạng an toàn của xe theo quy định, quy chuẩn phù hợp với loại xe đó.
2. Mức xử phạt được áp dụng đối hành vi điều khiển ô tô hết hạn đăng kiểm:
Như đã phân tích, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là một trong những giấy tờ thể hiện sự đánh giá về các yếu tố kỹ thuật của xe, trên cơ sở các tiêu chí về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Do vậy, khi điều khiển xe ô tô có Giấy chứng nhận kiểm định bị hết hạn thì cả người điều khiển phương tiện và cả chủ phương tiện đều bị xử phạt theo quy định tại
Theo quy định tại
Mức phạt tăng lên 4 – 6 triệu đồng, nếu điều khiển xe không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Nếu xe quá hạn đăng kiểm dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, 8-12 triệu đồng đối với tổ chức, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Nếu xe quá hạn đăng kiểm trên 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt 6-8 triệu đồng đối với cá nhân, 12-16 triệu đồng đối với tổ chức, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Như vậy, khi điều khiển phương tiện ô tô đã hết hạn đăng kiểm thì cả người điều khiển phương tiện, cả người chủ phương tiện ô tô này đều bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của hành vi vi phạm, ví dụ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hạn bao lâu, người điều khiển có đồng thời là chủ xe hay không mà mức xử phạt áp dụng cho hành vi sử dụng ô tô hết hạn đăng kiểm sẽ khác nhau và xác định theo từng trường hợp cụ thể.
3. Quy định về xử phạt khi điều khiển xe ô tô quá hạn đăng kiểm:
Khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP):
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
d) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Khoản 8 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP):
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
….
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;