Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường. Quy định của pháp luật về các loại biển báo giao thông.
Hiện nay tại Việt Nam, tình trạng xe tham gia giao thông trên đường đang diễn biến cực kì hỗn loạn, một lỗi vô cùng phổ biến và diễn ra hết sức thường xuyên chính là việc các xe không tuân thủ biển báo và vi phạm vạch kẻ đường dẫn đến việc người lái xe thường xuyên bị CSGT bắt và xử phạt. Vậy đối với lỗi này thì khi bị bắt và xử phạt thì mức phạt sẽ ra sao?
Mục lục bài viết
1, Biển báo giao thông là gì? Vạch kẻ đường là gì?
Biển báo giao thông là những biển báo được dựng ven đường giao thông để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Từ những năm 1930, nhiều nước đã áp dụng các loại biển báo có hình ảnh, mặt khác, cũng đã tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa biển báo của mình để giúp cho việc lưu thông quốc tế dễ dàng hơn (giảm bớt rào cản ngôn ngữ) cũng như giúp tăng cường an toàn giao thông.
Biển báo giao thông Việt Nam là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, đã được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng (trừ một số nước có tay lái nghịch).
Hệ thống biển báo giao thông đường bộ
Nhóm 1: Biển báo cấm
Đặc điểm: Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen.
Ý nghĩa: Đây là loại biển báo giao thông để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải chấp hành các điều đã được báo trên. Nhóm biển báo cấm gồm 39 kiểu, bao gồm các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 140. Tất cả có đường kính: 70 cm; viền đỏ: 10 cm; vạch đỏ: 5 cm.
Nhóm 2: Biển báo nguy hiểm
Đặc điểm: Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen.
Ý nghĩa: Biển báo cảnh báo nguy hiểm là để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Dùng để cảnh báo cho tài xế biết được các tình huống nguy hiểm giao thông phía trước, qua đó giúp tài xế có thể ứng phó kịp thời. Khi gặp loại biển báo này, tài xế nên giảm tốc độ và chú ý quan sát.
Loại biển cảnh báo này không cấm hoặc bắt người tham gia giao thông thực hiện một mệnh lệnh nào đó. Mục đích chính là cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn giao thông.
Nhóm 3: Nhóm biển báo chỉ dẫn
Đặc điểm: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Ý nghĩa: Loại biển báo này có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, giúp họ tham gia giao thông thuận lợi trên đường. Nhóm biển báo này hướng dẫn những thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông.
Nhóm 4: Biển báo hiệu lệnh
Đặc điểm: Nhóm biển báo giao thông có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng.
Ý nghĩa: Nhóm biển báo này có ý nghĩa thông báo cho các tài xế biết được các hiệu lệnh mà tài xế bắt buộc phải thi hành theo. Nhóm biển hiệu lệnh gồm 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309 nhằm báo cho người sử dụng đường biết hiệu lệnh phải thi hành.
Nhóm 5: Biển báo phụ
Đặc điểm: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính.
Ý nghĩa: Thường được sử dụng kết hợp với các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh để thuyết minh rõ hơn về các biển đó
Nhóm 6: Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường là một loại báo hiệu đặc biệt để hướng dẫn và điều khiển tài xế khi tham giao thông. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 41) về báo hiệu đường bộ có quy định biển báo 412 là biển dùng để cho biết làn đường dành riêng cho từng loại xe và các xe phải đi. Đây cũng là loại biển báo mà lái xe phải đặc biệt chú ý khi lưu thông trên những đoạn đường có nhiều làn để tránh vấp phải những lỗi sơ đẳng.
Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ về chấp hành báo hiệu đường bộ có quy định: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2, Mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”. Và mức phạt được quy định rõ như sau:
- Đối với ô tô: Mức phạt là khoảng 200.000 – 400.000 đồng (so với mức phạt trước đó là từ 100.000 – 200.000 đồng). Đồng thời sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (so với mức phạt trước đó là từ 60.000 – 80.000 đồng). Người điều khiển phương tiện sẽ nếu gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Tuy nhiên lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định riêng đối với trường hợp khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt. Cụ thể:
- Đối với người đi bộ: Phạt tiền từ 60.000 – 100.000 đồng;
- Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng;
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng;
- Đối với ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800.000 – 01 triệu đồng.
Người điều khiển xe ô tô có đủ các điều kiện theo quy định của
Trường hợp người vi phạm từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức phạt tiền thực tế không quá 1/2 mức phạt tiền thực tế áp dụng đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên đối với cùng một hành vi vi phạm cụ thể (khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý Vi phạm hành chính năm 2012).
Hành vi điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường được quy định tại
Người thực hiện hành vi vi phạm điều này gây tai nạn giao thông và gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức khác thì còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự nếu bên bị thiệt hại yêu cầu (khoản 1 Điều 13 Luật Xử lý Vi phạm hành chính 2012).
Điểm, khoản, Điều áp dụng | Hành vi | Hình thức, mức xử phạt | Thi hành quyết định xử phạt hoặc khiếu nại, khởi kiện |
Điểm a Khoản 1, Điểm c Khoản 11 Điều 5 | Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm đã được quy định trong mức phạt riêng. | Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông | Thi hành quyết định phạt tiền Thi hành quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe Khiếu nại, khởi kiện |
Khoản 6 Điều 47 | Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung | Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng | Thi hành quyết định phạt tiền. Khiếu nại, khởi kiện. |
Theo QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực thi hành từ 1/7), làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.
Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
Như vậy, đi sai làn đường là người điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Lỗi này thường xảy ra trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” .
Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”. Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).
Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe. Đặc biệt, biển báo R.411 phải đi cùng vạch kẻ đường thì mới có hiệu lực. Như vậy, lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.
Trường hợp vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Còn nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.
Như vậy, lỗi đi sai vạch kẻ đường là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.