Thực trạng và nguyên nhân của hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế. Hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế bị xử phạt như thế nào? Giải pháp nhằm hạn chế hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế.
Gây rối trật tự công cộng nơi bệnh viện là một hiện tượng diễn ra phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Bệnh viện luôn là nơi đông đúc, tiếp nhận nhiều người từ khắp nơi trên khắp cả nước đến thăm khám và chữa bệnh. Tuy nhiên đôi khi tại bệnh viện lại diễn ra tình trạng bị gây rối, xảy ra tình trạng bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân có hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế vì những lý do như người bệnh phải xếp hàng chờ lâu, người bệnh và người nhà bệnh nhân không tin vào kết quả khám bệnh,…Vậy hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Mức xử phạt đối với hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng và nguyên nhân của hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế hiện nay:
Nơi công cộng nói chung, phạm vi bệnh viện nói riêng vẫn luôn tồn tại những hành vi gây rối trật tự công cộng. Đặc biệt trong môi trường bệnh viện, việc bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân có hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế là việc diễn ra phổ biến, thậm chí có thể nói là diễn ra với tần suất cao.
Chẳng hạn như hành vi của nhóm đối tượng gồm 15 người hành hung bác sĩ tại Bệnh viện Sản nhi Yên Bái. Theo đó, ngày 22/2/2018, tại Bệnh viện Sản nhi Yên Bái thì 2 bác sĩ sản vừa bước ra khỏi phòng mổ thì bị 15 đối tượng hành hung dã man do bị nhắc nhở không được phép trèo cây quay phim cảnh mổ đẻ. Cùng với khoảng thời gian năm 2018, đêm ngày 8/4, tại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh có một bác sĩ và một thực tập sinh bị người nhà bệnh nhân đánh vào mặt và đầu khi bác sĩ nhắc nhở người này về hành vi gây rối trật tự công cộng… (Theo Báo Điện tử VTV News).
Trên thực tế, các vụ bạo lực thường xảy ra rất đột ngột, bất ngờ và nguyên nhân chủ yếu do những bức xúc nhất thời, thiếu kiềm chế từ phía bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Chính vì sự việc luôn xảy ra đột ngột và bất ngờ nên khó có thể phòng, tránh nạn bạo lực người làm ngành y. Nếu nhìn nhận ở góc độ này, chúng ta có thể thấy những người làm bác sĩ, nhân viên y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh là nạn nhân của bạo lực còn người có lỗi ở đây chính là bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên việc nhìn nhận vấn đề phải được nhìn nhận từ hai phía bởi ” không có lửa thì không có khói”. Bệnh viện luôn là nơi quá tải, nhiều bệnh viện phải làm việc hết công suất nên đôi khi các y bác sĩ không thể toàn tâm toàn ý chăm lo đến tất cả bệnh nhân, vì công việc quá tải và nhiều áp lực nên đôi khi một số bác sĩ, nhân viên y tế có thái độ cư xử thiếu chuẩn mực. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc, khám chữa bệnh có tính rủi ro rất cao, các sự cố y khoa ngoài mong muốn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ngoài khả năng đề phòng, ngăn chặn của người thầy thuốc. Đây là nguồn cơn chủ yếu dẫn đến những va chạm, xung đột giữa người nhà bệnh nhân với nhân viên y tế.Từ đó dẫn đến bức xúc từ phía người nhà bệnh nhân mà dẫn đến việc hành hung bác sĩ, nhân viên y tế.
Hơn nữa, thực trạng của nạn bạo lực nơi công sở diễn ra phổ biến bởi sự xuống cấp về đạo đức và ý thức pháp luật của một bộ phận người dân khiến họ có thái độ khinh nhờn các quy định được đề ra của bệnh viện nên họ sẵn sàng sử dụng nắm đấm khi có bức xúc tâm lý.
2. Hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế bị xử phạt như thế nào?
Bác sĩ, nhân viên y tế là những người làm trong ngành y, có nhiệm vụ khám bệnh và chữa bệnh theo nguyên tắc hành nghề y. Theo đó, đối với hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, mức độ của hành vi nặng hơn thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành. Cụ thể, mức xử phạt đối với hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế được quy định như sau:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế:
Hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế là hành vi xâm hại đến sức khoẻ, đe doạ đến tính mạng của người hành nghề lương y. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 48 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP thì hành vi gây tổn hại đến sức khoẻ, đe doạ đến tính mạng của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người có hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là xin lỗi trực tiếp đối với nạn nhân, là bác sĩ, nhân viên y tế bị mình hành hung.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế:
Hành vi hành hung bác sĩ, nhan viên y tế xét theo phương diện hình sự là hành vi cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134
– Người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của bác sĩ, nhân viên y tế mà gây tổn thương cho bác sĩ, nhân viên y tế với mức tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
– Người có hành vi hành hung, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của bác sĩ, nhân viên y tế thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm. Cụ thể các trường hợp:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của bác sĩ hay nhân viên y tế mà xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của 02 bác sĩ hay nhân viên y tế trở lên mà xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
+ Người có hành vi hành hung bác sĩ phạm tội cố ý gây thương tích từ 02 lần trở lên;
+ Người có hành vi hành hung tái phạm nguy hiểm;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của bác sĩ hay nhân viên y tế mà xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
– Người có hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của bác sĩ hay nhân viên y tế mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của người đó từ 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 bác sĩ, nhân viên y tế trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của bác sĩ, nhân viên y tế mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 bác sĩ, nhân viên y tế trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
– Người có hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
+ Làm chết bác sĩ, nhân viên y tế bị hành hung;
+ Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của nhân viên y tế, bác sĩ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 bác sĩ, nhân viên y tế trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhân viên y tế, bác sĩ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 bác sĩ, nhân viên y tế trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
– Người có hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Làm chết 02 bác sĩ, nhân viên y tế trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 bác sĩ, nhân viên y tế trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Như vậy, hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế tuỳ vào mức độ và hậu quả của hành vi thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức xử phạt cao nhất là chung thân.
3. Giải pháp nhằm hạn chế hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế:
Do nạn hành hung bác sĩ, nhân viên y tế xảy ra thường xuyên và không có dấu hiệu giảm nên cần phải quyết liệt tăng cường biện pháp giảm thiểu hành vi hành hung bác sĩ, nhân viên y tế. Theo đó, một số đề xuất giải pháp như sau:
– Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân, tuyên truyền các hành vi vi phạm pháp luật tại các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh để người dân hiểu và tránh thực hiện những hành vi đó;
– Các y bác sĩ, nhân viên y tế nên thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc, đạo đức nghề y để tránh những hành vi đáng tiếc xảy ra;
– Chủ động cung cấp số điện thoại và đường dây nóng của