Số lượng những vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều gây thiệt hại rất lớn về sức khỏe, tài sản, thậm chí là tính mạng con người. Vậy hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có bị cấm không? Mức xử phạt đối với hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có bị cấm không?
- 2 2. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông:
- 3 3. Mức xử phạt đối với hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn:
- 3.1 3.1. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ:
- 3.2 3.2. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ:
- 3.3 3.3. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn:
- 4 4. Gây tai nạn rồi bỏ trốn có bị xử lý về hình sự không?
1. Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có bị cấm không?
– Theo như quy định của luật hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn là hành vi bị cấm được quy định tại Khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ:
“ Điều 8: Các hành vi bị cấm
Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.”
2. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông:
– Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
+ Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
+ Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của
+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
– Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
+ Bảo vệ hiện trường; Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
+ Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
+ Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
+ Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
Cơ quan công an khi nhận được thông báo về vụ tai nạn giao thông phải trực tiếp cử ngay người xuống hiện trường để giữ hiện trường vụ án và tiến hành điều tra. Trong suốt quá trình điều tra cơ quan công an có trách nhiệm phải đảm bảo giao thông thông suốt.
Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn giao thông nhận được thông báo về vụ tai nạn thì phải có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn, tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, phối hợp với phía công an bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất. Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.
3. Mức xử phạt đối với hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn:
3.1. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ:
– Căn cứ theo Khoản 8 Điều 5
“8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.”
Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng
3.2. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ:
– Theo Khoản 8 Điều 6
“8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.”
Ngoài việc bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (Điểm d Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
3.3. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn:
– Khoản 4 Điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính khi người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn.
“4.Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”
– Theo đó người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn bị phạt tiền từ từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
4. Gây tai nạn rồi bỏ trốn có bị xử lý về hình sự không?
– Chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 260
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng”
– Theo đó gây, trường hợp người gây ra tai nạn giao thông rồi rời khỏi hiện trường nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người khác có thể bị phạt tù từ 03 đến 10 năm.
– Trường hợp nạn nhân có đơn xin bãi nại nhưng lái xe gây tai nạn có dấu hiệu phạm tội thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.