Hiện nay, tỷ lệ tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật tại nước ta ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Bên cạnh những quy định mà pháp luật đưa ra nhằm làm thước đo, quy chuẩn pháp lý định hành động cho người dân, Nhà nước cũng tiễn hành công tác quản lý, ngăn chặn hoạt động phạm tội trong thực tế. Cụ thể sẽ có những biện pháp xử phạt đối với những cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành công vụ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thực trạng các hành vi phạm tội diễn ra tại nước ta hiện nay:
- 2 2. Trách nhiệm, vai trò của người thi hành công vụ:
- 3 3. Thế nào là hành vi cản trở người thi hành công vụ?
- 4 4. Mức xử phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ:
- 5 5. Biện pháp phòng ngừa ngăn chặn hành vi cản trở người thi hành công vụ?
1. Thực trạng các hành vi phạm tội diễn ra tại nước ta hiện nay:
– Sự phát triển của xã hội khiến cho những tệ nạn đồi trụy gia nhập vào nước ta ngày càng nhiều. Các tệ nạn xã hội này dần bơm nhiễm vào tư duy, nhận thức của người dân. Nó kéo theo những hệ lụy tiêu cực cho xã hội: Trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người,…
– Chính vì vậy, có thể khẳng định, các hành vi phạm tội đang diễn ra hết sức phổ biến và đa dạng tại nước ta hiện nay. Các hình thức phạm tội diễn ra với xu hướng phức tạp, đa dạng hơn. Đồng thời, các hành vi phạm tội này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các cá nhân liên quan, cũng như sự phát triển của xã hội.
+ Đối với các cá nhân: Hành vi phạm tội sẽ khiến cá nhân vi phạm phải đứng trước sự xử lý khách quan của Nhà nước và pháp luật. Khi vướng vào vòng lao lý, cá nhân, tổ chức vi phạm không chỉ bị xử phạt hành chính, mà còn có thể bị phạt tù. Điều này ảnh hưởng đến quyền tự do của công dân. Cùng với đó, hành vi phạm tội còn gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho nạn nhân (cá nhân bị vi phạm). Nó xâm phạm trực tiếp đến quyền sống, quyền tồn tại của mỗi cá nhân.
+ Đối với nhà nước: Hành vi phạm tội xâm phạm trực tiếp đến các quan hệ xã hội thuộc sự điều chỉnh của pháp luật. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và sự phát triển chung của kinh tế đất nước.
2. Trách nhiệm, vai trò của người thi hành công vụ:
– Thi hành công vụ là việc người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Hay hiểu một cách đơn giản, thi hành công vụ là việc cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quản lý xã hội, quản lý hoạt động thực thi pháp luật của người dân.
– Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
– Người thi hành công vụ có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích của người dân. Cụ thể:
+ Người thi hành công vụ được hiểu là người đại diện cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, đại diện cho Nhà nước thực hiện công tác quản lý dân cư, bảo đảm sự an toàn xã hội, cuộc sống lành mạnh cho người dân. Họ sẽ là đối tượng thi hành pháp luật, đại diện cho sức mạnh của pháp luật để thực chức năng quản lý Nhà nước.
+ Người thi hành công vụ giúp công tác điều tra tội phạm của Nhà nước đạt hiệu quả tối ưu nhất. Như đã phân tích ở trên, hiện nay, số lượng tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật tại nước ta đang có dấu hiệu tăng cao. Không phải vụ việc nào cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng có thể truy vết ra tội phạm, và bắt giữ người phạm tội. Với những trường hợp như thế, người thi hành công vụ sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình, tham gia truy vết tội phạm, xử lý tội phạm. Như vậy, có thể thấy, người thi hành công vụ giúp công tác điều tra, truy vết tội phạm tại nước ta đạt hiệu quả cao.
+ Người thi hành công vụ thực chất là thành tố trong hệ thống quản lý Nhà nước của cơ quan Nhà nước. Do đó, họ sẽ phải thực hiện tốt chức năng của mình trong việc bảo vệ quyền sống, quyền tự do phát triển an toàn của người dân. Người thi hành công vụ góp phần quan trọng trọng việc ổn định dân cư, duy trì trật tự an toàn xã hội. Sâu xa hơn, nó giúp thúc đẩy sự phát triển đi lên của nền kinh tế nước nhà.
3. Thế nào là hành vi cản trở người thi hành công vụ?
Người thi hành công vụ có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý, duy trì trật tự an toàn xã hội. Hành vi cản trở người thi hành công vụ là việc các cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý gây ra những khó khăn, cản trở nhất định, ảnh hưởng đến quá trình thi hành công vụ của các đối tượng này. Hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thực thi pháp luật của người thi hành công vụ. Hay nói cách khác, cản trở người thi hành công vụ là hành vi trái pháp luật.
Hành vi cản trở người thi hành công vụ gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến quá trình thực thi pháp luật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, ảnh hưởng đến quá trình thực thi pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
4. Mức xử phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ:
4.1. Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ:
Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ. Cụ thể:
– Điều 20
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
Như vậy, theo quy định tại Nghị định này, hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4.2. Xử lý hình sự đối với hành vi cản trở người thi hành công vụ:
– Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
+ Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; Tái phạm nguy hiểm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, hành vi chống người thi hành công vụ nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Qua những phân tích trên, có thể thấy, hành vi cản trở người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật. Cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những quy định mà Nhà nước đưa ra góp phần sâu sắc trong việc điều chỉnh hành vi của các cá nhân, từ đó, giúp hoạt động thực thi pháp luật của người thi hành công vụ đạt hiệu quả cao.
5. Biện pháp phòng ngừa ngăn chặn hành vi cản trở người thi hành công vụ?
– Nhà nước cần đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động thực thi pháp luật của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Từ đó, nếu phát hiện hành vi cản trở người thi hành công vụ sẽ đưa ra những biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.
– Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xử lý một cách dứt khoát, khắt khe, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về cản trợ người thi hành công vụ, để những đối tượng này không tái phạm.
– Mọi người dân cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công tác thực thi nghĩa vụ liên quan đến các quy định mà cơ quan Nhà nước đưa ra. Từ đó, điều chỉnh hành vi của mình, tôn trọng người thi hành công vụ, không có hành vi nào cản trở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.