Nhận nuôi con nuôi là một trong những vấn đề nhân đạo có ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống xã hội, nhằm xác lập mối quan hệ cha mẹ con lâu dài và bền vững. Dưới đây là quy định của pháp luật về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi.
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về nuôi con nuôi:
Căn cứ theo Điều 62 của
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Có hành vi khai báo không đúng sự thật để thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Có hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
-
Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước với cơ quan có thẩm quyền;
-
Có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, các loại văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cung cấp để thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.
(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về dân số;
-
Lợi dụng việc nuôi con nuôi của các thương binh, của người có công với cách mạng, hoặc của người đồng bào thuộc dân tộc thiểu số để hưởng các chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước.
(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Thực hiện hành vi mua chuộc, đe dọa, ép buộc hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật khác để nhận được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em được làm con nuôi;
-
Lợi dụng việc cho con nuôi, nhận con nuôi hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi cá nhân;
-
Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để nhằm mục đích bóc lột sức lao động của người được làm con nuôi.
(4) Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là: Tịch thu tang vật là văn bản, các loại giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (áp dụng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền cung cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi).
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về nuôi con nuôi dao động từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy từng hành vi vi phạm khác nhau.
Tuy nhiên, mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm, cụ thể là từ 2.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các trường hợp hành vi tương ứng.
Ngày nay khi mà vấn đề nuôi con nuôi càng trở nên phổ biến thì việc Nhà nước đặt ra các quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi là điều cần thiết. Trong đó các chế định về việc xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi sẽ giúp răn đe, xử lý cũng như giúp nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đảm bảo quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người nhận nuôi cũng như người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho con nuôi được chăm sóc và giáo dục trong môi trường gia đình lành mạnh, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
2. Thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về nuôi con nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 của
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp hoặc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng;
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp và lĩnh vực hôn nhân gia đình, phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn, tước giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc thẻ thừa phát lại; tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy, tùy từng trường hợp khác nhau, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm về nuôi con nuôi có thể thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3. Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực nhận nuôi con nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về các hành vi bị cấm khi thực hiện nuôi con nuôi. Bao gồm các hành vi sau đây:
-
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi cá nhân, nhằm mục đích bóc lột sức lao động của người được nhận làm con nuôi, xâm hại tình dục của con nuôi, bắt cóc hoặc mua bán trẻ em trái quy định của pháp luật;
-
Giả mạo các loại giấy tờ, văn bản trong quá trình giải quyết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Có hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
-
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về dân số;
-
Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, con nuôi của người có công với cách mạng, của người đồng bào thuộc dân tộc thiểu số để hưởng các chính sách và chế độ ưu đãi của nhà nước;
-
Ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em ruột nhận nhau làm con nuôi;
-
Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm phong tục tập quán, đạo đức truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, trong lĩnh vực nuôi con nuôi, pháp luật nghiêm cấm các hành vi nêu trên. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo mức phạt tương ứng đã nêu tại Điều 62 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ (Mục 1) nói trên.
THAM KHẢO THÊM: