Có thể nói, nếu các cơ sở khám chữa bệnh không đặt biển hiệu hay đặt biển hiệu ghi không đúng với nội dung trong giấy phép kinh doanh thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Vậy pháp luật hiện nay ghi nhận như thế nào về: Mức xử phạt cơ sở khám chữa bệnh không treo biển hiệu?
Mục lục bài viết
1. Mức xử phạt đối với cơ sở khám, chữa bệnh không treo biển hiệu:
1.1. Quy định chung về treo biển hiệu của cơ sở khám chữa bệnh:
Quy định về treo biển hiệu đối với các cơ sở khám chưa bệnh đã được pháp luật nước ta ghi nhận bởi những điều luật cụ thể. Biển hiệu quảng cáo được coi là bộ mặt của cửa hàng và bộ mặt của doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động kinh doanh khám chữa bệnh cũng không ngoại lệ. Vì thế cho nên các chủ thể luôn chú trọng đến vấn đề biển hiệu. Với một số lĩnh vực đặc thù như y tế hoặc giáo dục … thì biển hiểu lại là một vấn đề mà pháp luật quy định là bắt buộc cần phải tuân thủ. Căn cứ theo quy định tại
– Tên đầy đủ của cơ sở, số giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
– Địa chỉ của cơ sở ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và số điện thoại;
– Thời gian làm việc hằng ngày.
Sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động thì các đối tượng là phòng khám và cơ sở khám chữa bệnh sẽ cần phải có biệt hiệu theo đúng quy định của pháp luật, biển hiệu của các cơ sở khám chữa bệnh không được sử dụng biểu mẫu chữ thập đỏ và phải thực hiện theo đúng quy cách như đã phân tích ở trên. Đồng thời cũng căn cứ theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Điều 34 của Luật Quảng cáo năm 2018, thì cơ sở khám chữa bệnh là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh có điều kiện, do đó hình thức biển hiệu của các cơ sở khám chữa bệnh cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Đối với biển hiệu ngang thì cần phải thỏa mãn quy định về chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
– Đối với biển hiệu dọc thì cần phải thỏa mãn quy định về chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu;
– Biển hiệu của các cơ sở khám, chữa bệnh cũng không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; biển hiệu không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
1.2. Mức xử phạt cơ sở khám, chữa bệnh không treo biển hiệu:
Căn cứ theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu nhưng ghi không đúng so với nội dung ghi trong giấy phép hoạt động;
– Không công khai tên người hành nghề, thời gian làm việc hoặc không niêm yết giá dịch vụ.
Như vậy đối với hành vi cơ sở khám chưa bệnh không treo biển hiệu thì sẽ bị phạt với mức tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Mức phạt này được đánh giá là phù hợp, bài vừa đảm bảo tính răn đe và vừa giúp cho các chủ thể tuân thủ quy định của pháp luật, đảm bảo pháp luật đi sâu vào đời sống xã hội. Bởi như đã phân tích ở trên thì cơ sở kinh doanh hoạt động khám chữa bệnh liên quan đến sức khỏe con người, vì thế cần phải có biển hiệu rõ ràng để người dân nhận thức được cũng như đảm bảo sức khỏe của khách hàng khi đến cơ sở khám chữa bệnh đó để sử dụng dịch vụ.
2. Một số công dụng của hệ thống biển hiệu tại các cơ sở khám, chữa bệnh:
Như đã phân tích ở trên thì việc đặt hệ thống biển hiệu tại các cơ sở khám chữa bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể kể đến một số tác dụng của hệ thống biển hiệu như sau:
– Cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về dịch vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh;
– Giúp cho người bệnh có thể tìm đến đúng phòng khám mà mình quan tâm và phù hợp với bệnh tình của mình;
– Tăng độ uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh;
– Phân biệt giữa cơ sở khám chữa bệnh này với các cơ sở khám chữa bệnh khác.
Ngoài ra, thì hiện nay hệ thống biển hiệu tại các cơ sở khám chữa bệnh còn mang những công dụng riêng biệt sau:
– Hệ thống biển hiệu sẽ có tác dụng trong việc tạo ra sự phân biệt giữa phòng khám và các cơ sở khám chữa bệnh với các đối thủ cạnh tranh, một hệ thống biển hiệu hấp dẫn sẽ lấy được sự thu hút và sự chú ý của khách hàng;
– Thể hiện sự chuyên nghiệp của các cơ sở khám chữa bệnh đó, thể hiện sự uy tín của phòng khám trong tâm trí của khách hàng. Thông qua hệ thống biển hiệu thì các cơ sở khám chữa bệnh có thể nâng cao chức năng và nâng cao uy tín của mình, khách hàng có thể biết đến những thông tin và vị trí của các cơ sở khám chữa bệnh đó để chia sẻ cho người thân và bạn bè của họ khi họ có nhu cầu;
– Biển hiệu phòng khám còn góp phần tạo nên không gian sang trọng và tinh tế cho các cơ sở khám chữa bệnh, một hệ thống biển hiệu đẹp mắt thì càng trẻ hiện sự chuyên nghiệp và tinh tế cũng như dịch vụ chất lượng mà cơ sở khám chưa bệnh nó có thể đem đến cho khách hàng. Đặc biệt rằng biển hiệu sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các cơ sở khám chữa bệnh đang thực hiện việc xin giấy phép hoặc cho cấp giấy phép hoạt động. Cơ sở khám chữa bệnh đó sẽ phải tiến hành hoạt động treo biển hiệu trước khi được cấp giấy phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Một số mẫu bảng hiệu tại các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay:
Thứ nhất, mẫu bảng hiệu phòng khám chất liệu Alu. Đây được coi là sản phẩm chịu nhiệt tốt, độ bền cao, nhẹ và dễ thi công lắp đặt với mức giá phải chăng. Với dòng sản phẩm này phù hợp cho sử dụng ngoài trời bởi chất liệu Alu hoàn toàn chịu được nhiệt độ cao, điều kiện thời tiết đồng thời hạn chế sự ăn mòn của oxy hóa, axit. Và đặc biệt chất liệu Alu không dẫn điện, dẫn nhiệt và đây sẽ là giải pháp tiết kiệm và an toàn nhất dành cho các các cơ sở khám chữa bệnh.
Thứ hai, mẫu biển hiệu cơ sở y tế chất liệu đèn Led. Chất liệu này sẽ đáp ứng được mọi sự tác động của môi trường, thời tiết. Khi các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn chất liệu Led kết hợp với một số chất liệu khác sẽ tạo được điểm nhấn, mang tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa tuổi thọ của bảng hiệu đèn Led cao, tiết kiệm chi phí marketing, nâng cao chất lượng phòng khám.
Thứ ba, mẫu bảng hiệu phòng khám chất liệu Mica. Đây có lẽ là sự lựa chọn duy nhất và khá rẻ đối với các các cơ sở khám chữa bệnh, tuy nhưng chất lượng thì không thua gì so với các chất liệu khác. Bảng hiệu chất liệu Mica có độ bóng, chịu nhiệt tốt, dễ gia công, nhiều màu sắc và kích thước. Hơn nữa sản phẩm này còn đa dạng về màu sắc, dễ vệ sinh. Có điều bạn chưa biết, chất liệu này dường như là sự lựa chọn hầu hết các loại phòng khám, y tế hiện nay.
Thứ tư, mẫu biển hiệu cơ sở y tế chất liệu bạt Hiflex và PP. Với bảng hiệu sử dụng chất liệu bạt Hiflex, PP có giá siêu rẻ, dễ dàng trong việc sửa chữa, lắp đặt và vận chuyển. Khi lựa chọn chất liệu này thì các các cơ sở khám chữa bệnh nên chọn thêm hình thức hắt đèn chiếu sáng để sao cho tiết kiệm điện, chi phí bỏ ra thấp mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Vậy các các cơ sở khám chữa bệnh có thể tham khảo các chất liệu trên khi tiến hành lắp các loại biển hiệu theo quy định pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quảng cáo năm 2018;
– Nghị định số 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.