Để có thể đảm bảo sự công bằng cũng như bảo vệ quyền lợi của những người tham gia đấu giá thì pháp luật nghiêm cấm hành vi cản trở tham gia của người tham gia đấu giá. Vậy mức xử phạt các hành vi cản trở người tham gia đấu giá được thể hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi cản trở người tham gia đấu giá được quy định thế nào:
Đấu giá tài sản là một trong những hình thức bán tài sản phổ biến hiện này, việc đấu giá có sự tham gia từ hai người trở lên, việc tham gia đấu giá cần phải được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 . Cá nhân để tham gia đấu giá được phải là cá nhân, tổ chức có đầy đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản đấu giá theo quy định Luật Đấu giá tài sản 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Để đảm bảo quá trình đấu giá diễn ra công khai minh bạch thì trong luật đấu giá cũng đã ghi nhận những hành vi bị nghiêm cấm của người tham gia đấu giá tài sản được quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016. Pháp luật nghiêm cấm việc người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi như:
+ Thực hiện các hoạt động như cố tình cung cấp thông tin, các nguồn tài liệu chứa thông tin sai sự thật; kể cả hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
+ Có hành động tác động để làm mất sự công bằng đối với những người tham gia đấu giá khác như thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác với mục đích; dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
+ Thực hiện hoạt động để cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;
+ Vì mục đích riêng của cá nhân mà có lời nói hoặc hành động đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
+ Ngoài ra, nếu có một số hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan đã ghi nhận.
Theo đó, trong một phiên đấu giá mà cá nhân có hành vi cản trở người tham gia đấu giá là một trong những hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia đấu giá. Trong trường hợp cố tình thực hiện hành vi vi phạm thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
2. Mức xử phạt các hành vi cản trở người tham gia đấu giá:
Người tham gia đấu giá bị cản trở tham gia đấu giá thì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân này tham gia mau bán sản phẩm đấu giá. nên mức phạt đối với hành vi cản trở người khác tham gia đấu giá đã được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23
+ Cá nhân tự ý thực hiện việc cung cấp thông tin, những nguồn tài liệu phản ánh không đúng sự thật, hành động sử dụng giấy tờ giả mạo để đủ điều kiện đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
+ Trực tiếp có lời nói, hành động vì mục đích gây rối và cản trở hoạt động đấu giá; gây mất trật tự tại địa điểm được lựa chọn tổ chức cuộc đấu giá;
+ Qua quá trình tổ chức đấu giá và đã có kết quả tuy nhiên lại không tuân thủ quy định về việc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá hoặc có vi phạm trong việc là không ý hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
+ Theo quy định để ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc thành lập hội đồng đấu giá tài sản thì phải có giá khởi điểm trừ trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá hoặc pháp luật có quy định khác. Nhưng lại không thực hiện việc quy định về giá khởi điểm trước khi thực hiện ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc thành lập hội đồng đấu giá tài sản;
+ Không tuân thủ nghĩa vụ thông báo công khai hoặc thực hiện việc thông báo không đúng quy định trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
+ Cố tình đưa thông tin không đúng về tài sản đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
+ Có hành động tác động làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, trừ trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản này, các khoản 2, 3 và 4 Điều này ví dụ như thỏa thuận trái pháp luật với cá nhân, tổ chức có liên quan trong hoạt động đấu giá;
+ Thực hiện hành động đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản vì mục đích trục lợi của bản thân
Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt nêu trên mà cá nhân còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tùy thuộc vào hành vi vi phạm cụ thể có thể là Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét việc hủy kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Và căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức được hướng dẫn như sau:
+ Mức phạt tiền đã được quy định để điều chỉnh hành vi vi phạm quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
+ Đồng thời, Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này thì mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính sẽ áp dụng đối với tổ chức.
Với quy định nêu trên, các hành vi cản trở người tham gia đấu giá có thể sẽ chịu mức phạt hành chính là từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Thủ tục lập biên bản vi phạm của Viên chức Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản:
Theo ghi nhận tại khoản 13 Điều 82 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì Viên chức Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản có thẩm quyền lập
– Bước 1: Nhận Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Bước 2: Lập biên bản vi phạm hành chính:
+ Đảm bảo về mặt nội dung:Biên bản vi phạm hành chính phải thể hiện các thông tin như rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; thông tin về họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; thông tin liên quan đến giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm cố tình trốn tránh không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
+ Đảm bảo về hình thức: Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký;
– Bước 2: Giao biên bản vi phạm cho cá nhân vi phạm
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm cản trở người tham gia đấu giá thì
Viên chức Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản chỉ có quyền lập biên bản xử phạt sau đó biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt bao gồm những cá nhân được quy định tại Điều 83, 84,85,86,87 của Nghị định này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Đấu giá tài sản năm 2016;
–