Xã hội ngày càng phát triển, các chính sách phát triển đất nước mà Nhà nước đưa ra ngày càng nhiều. Song song với việc đẩy mạnh kinh tế đất nước, Nhà nước vẫn luôn chú trọng quan tâm đến việc đảm bảo đời sống của người có công với cách mạng. Dưới đây là bài phân tích về mức trợ cấp chuẩn, ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Mục lục bài viết
1. Người có công với cách mạng:
– Theo quy định tại Điều 3, pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, người có công với cách mạng là những đối tượng sau đây:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Liệt sĩ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
– Như vậy, theo quy định tại điều luật này, người có công với cách mạng là những cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động Cách mạng, có công trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc,.. Họ là những người có công rất lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ hòa bình của dân tộc Việt Nam.
2. Ý nghĩa của chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước với người có công với cách mạng:
– Việt Nam là một dân tộc anh hùng với biết bao cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền tự do hòa bình, đặc biệt là cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Để có nền hòa bình độc lập như ngày hôm nay, người dân (cha ông ta) dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã cống hiến cả cuộc đời, xương máu của mình. Vậy nên, ngay sau khi nước nhà độc lập, Nhà nước ta đã tiến hành truy tặng danh hiệu cao quý như anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho người tham gia cách mạng; có các biện pháp hỗ trợ giúp người có công với cách mạng được đảm bảo cuộc sống, sự phát triển bình ổn sau những cống hiến, hy sinh của họ cho Tổ quốc.
– Nhà nước luôn đẩy mạnh triển khai các chủ trương, chính sách hỗ trợ người có công với Cách mạng. Hiện nay, công tác nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi người có công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Những chính sách hỗ trợ mà Đảng và Nhà nước đưa ra có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với người có công với Cách mạng, mà còn với cả xã hội.
+ Chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước với người có công với Cách mạng thể hiện truyền thống phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người dân Việt Nam từ bao đời nay: Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa…Đây được xem là tấm gương cho thế hệ trẻ nhìn vào; giáo dục thế hệ sau về tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.
+ Chính sách hỗ trợ cho người có công với Cách mạng là một trong những cách thức thể hiện sự biết ơn, tri ân của đất nước, người dân đối với những cống hiến của họ cho đất nước. Tính nhân văn của nó giúp xã hội Việt Nam phát triển một cách ổn định, văn minh.
+ Chính sách hỗ trợ mà Đảng và Nhà nước đưa ra giúp người có công với Cách mạng được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn, chất lượng cuộc sống của họ cũng được nâng cao. Đây là điều mà họ xứng đáng nhận được. Bởi thực tế, có những cá nhân dành cả cuộc đời để cống hiến cho đất nước. Họ xả thân vào cuộc chiến chống quân xâm lược. Đến khi đất nước hòa bình, họ mang cho mình những thương tật, hậu quả của chiến tranh. Có những trường hợp, họ không thể lao động. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống. Chính vì vậy, nguồn hỗ trợ của Nhà nước giúp người có công với cách mạng một phần nào đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.
3. Mức trợ cấp chuẩn, ưu đãi đối với người có công với cách mạng:
– Như đã phân tích ở trên, người có công với cách mạng là một trong những đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.
– Hiện nay, Nhà nước không ngừng đẩy mạnh công tác hoàn thiện chính sách pháp luật về việc hỗ trợ người có công với cách mạng. Sự hỗ trợ kịp thời, thường xuyên, liên tục của Đảng và Nhà nước giúp những người có công với cách mạng sẽ được đảm bảo cuộc sống một cách tốt đẹp nhất. Bởi thực tế, người có công với cách mạng là mẹ Việt Nam anh hùng, là những đối tượng trực tiếp tham gia đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Họ là những người suy giảm khả năng lao động, thậm chí là nhiễm chất độc màu da cam, không có khả năng tạo lập kinh tế. Do đó, một câu hỏi được đặt ra, là: Nếu Nhà nước không hỗ trợ thì những người có công với cách mạng sẽ ra sao?
– Thấy được ý nghĩa, giá trị và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ cuộc sống cho người có công với Cách mạng, Đảng và Nhà nước không ngừng điều chỉnh, xem xét, đưa ra các chính sách hỗ trợ.
Điều 1
– Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.624.000 đồng.
– Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi ;đối với người có công với cách mạng bao gồm:
+ Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, mức trợ cấp chuẩn, ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng.
Mức trợ cấp chuẩn, ưu đãi đối với từng đối tượng người có công với cách mạng được Nhà nước quy định như sau:
A. MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG THÁNG | |||
TT | Đối tượng người có công | Mức trợ cấp, phụ cấp | |
Trợ cấp | Phụ cấp | ||
1 | Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945: | ||
– Diện thoát ly | 1.815 | 308/1 thâm niên | |
– Diện không thoát ly | 3.081 | ||
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 từ trần | 1.624 | ||
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng | 1.299 | ||
2 | Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 | 1.679 | |
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ trần | 911 | ||
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng | 1.299 | ||
3 | Thân nhân liệt sĩ: | ||
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ | 1.624 | ||
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ | 3.248 | ||
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên | 4.872 | ||
– Trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng) | 1.624 | ||
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng | 1.299 | ||
4 | – Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại mục 3) | 1.361 | |
– Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình | 1.624 | ||
5 | Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến | 1.361 | |
6 | – Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh) – Thương binh loại B | Phụ lục II Phụ lục III | |
– Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | 815 | ||
– Thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên có vết thương đặc biệt nặng | 1.670 | ||
– Người phục vụ thương binh, thương binh loại B ở gia đình: | |||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | 1.624 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng | 2.086 | ||
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần | 911 | ||
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng | 1.299 | ||
7 | – Bệnh binh: | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 41% – 50% | 1.695 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 51% – 60% | 2.112 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% – 70% | 2.692 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 71% – 80% | 3.103 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% – 90% | 3.714 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 91 % -100% | 4.137 | ||
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | 815 | ||
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng | 1.624 | ||
– Người phục vụ bệnh binh ở gia đình: | |||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | 1.624 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng | 2.086 | ||
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần | 911 | ||
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng | 1.299 | ||
8 | – Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: | ||
+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 21% – 40% | 1.234 | ||
+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 41% – 60% | 2.062 | ||
+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% – 80% | 2.891 | ||
+ Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên | 3.703 | ||
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên | 815 | ||
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng | 1.624 | ||
– Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình | 1.624 | ||
– Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần | 911 | ||
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trả lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng | 1.299 | ||
– Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: | |||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61 % đến 80% | 974 | ||
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên | 1.624 | ||
9 | Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày | 974 | |
10 | – Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” | ||
+ Trợ cấp hàng tháng | 1.624 | ||
+ Trợ cấp nuôi dưỡng (hưởng thêm nếu đang sống cô đơn không nơi nương tựa) | 1.299 | ||
– Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến | |||
+ Trợ cấp hàng tháng | 955 | ||
+ Trợ Cấp nuôi dưỡng (hưởng thêm nếu đang sống cô đơn không nơi nương tựa) | 1.299 | ||
11 | Trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú: | ||
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, thương binh loại B; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của liệt sĩ; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của thương binh, thương binh loại B, con của bệnh binh, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên | 1.624 | ||
– Con của thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60%; con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60%; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy khả năng lao động từ 21% đến 60% | 815 | ||
B. MỨC TRỢ CẤP ƯU ĐÃI HÀNG NĂM | |||
TT | Đối tượng người có công | Mức trợ cấp | |
1 | Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng | 500 | |
2 | Trợ cấp ưu đãi đối với con của người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học tại: | ||
– Cơ sở giáo dục mầm non | 200 | ||
– Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật | 250 | ||
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, phổ thông dân tộc nội trú | 300 | ||
3 | Trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học | 300 | |
C. MỨC TRỢ CẤP ƯU ĐÃI MỘT LẦN | |||
TT | Đối tượng người có công | Mức trợ cấp | |
1 | – Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ | 20 lần mức chuẩn | |
– Hỗ trợ chi phí báo tử | 1.000 | ||
2 | – Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995. | 20 lần mức chuẩn | |
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được truy tặng | 20 lần mức chuẩn | ||
3 | Người bị thương suy giảm khả năng lao động từ 5%- 20%: | ||
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% -10% | 4 lần mức chuẩn | ||
– Suy giảm khả năng lao động từ 11% -15% | 6 lần mức chuẩn | ||
– Suy giảm khả năng lao động từ 16% – 20% | 8 lần mức chuẩn | ||
4 | Trợ cấp đối với thân nhân người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày | 1,5 lần mức chuẩn | |
5 | Người hoạt động kháng chiến (Trợ cấp tỉnh theo thâm niên kháng chiến) | 120/1 thâm niên | |
6 | Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến | 1.000 | |
7 | Trợ cấp đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 | 1.000 | |
8 | Bảo hiểm y tế | Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế | |
9 | Mai táng phí | Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội |
Quy định về mức trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với Cách mạng giúp các đối tượng này có thêm một nguồn kinh phí nhất định, đáp ứng nhu cầu sống thường nhật.